2015-05-25 17:35:51
{"tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
{"hit-dat":"h\u00edt \u0111\u1ea5t","tang-co-bap":"t\u0103ng c\u01a1 b\u1eafp"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9mMS8yMDE1LzA1LzI1L3RhbmctY3Vvbmctc3VjLW1hbmgtY28tYmFwLWJhbmctaGl0LWRhdC01LmpwZw==.webp

Tăng cường sức mạnh cơ bắp bằng hít đất

Trong các phòng tập, bạn thường hay lãng quên các động tác hít đất vì sức hấp dẫn từ sự tiện lợi của các máy tập đa năng. Đó là lý do vì sao bạn thường phải chờ đợi hàng giờ liền để tới lượt mình được tập với máy trong khi vẫn còn đủ một khoảng trống trên sàn để bạn khởi động cơ bắp bằng một vài động tác hít đất đơn giản

[letsop_shortcode_excerpt_default_SVGHCf]Trong các phòng tập, bạn thường hay lãng quên các động tác hít đất vì sức hấp dẫn từ sự tiện lợi của các máy tập đa năng. Đó là lý do vì sao bạn thường phải chờ đợi hàng giờ liền để tới lượt mình được tập với máy trong khi vẫn còn đủ một khoảng trống trên sàn để bạn khởi động cơ bắp bằng một vài động tác hít đất đơn giản.[/letsop_shortcode_excerpt_default_SVGHCf]

 9kd7i_iStock_000013420296_Medium

Đó là một sự lãng phí không gian và thời gian tập luyện đáng tiếc, bởi vì, một động tác hít đất không chỉ giúp phát triển ngực, vai, bắp tay mà còn rèn luyện cơ bụng, phần dưới và trên lưng của bạn.

Có thể nói, hít đất là một động tác nền tảng, phát triển cơ thể toàn diện.

Sau đây là các động tác hít đất có thể giúp bạn đạt đến mục tiêu tập luyện của mình: một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai với phần cơ trung tâm gọn gàng, bắp tay rắn chắc, cơ ngực vạm vỡ… và quan trọng nhất là không cần phòng tập, không cần huấn luyện viên mà tự bạn cũng có thể thực hiện tốt những động tác này.


1. Phát triển cơ trung tâm bằng bài tập với bóng

Bí quyết để có kỹ thuật hít đất hoàn hảo là cố gắng giữ cho thân người bạn thật vững vàng trong suốt quá trình vận động. Trong động tác này, phần cơ bụng và phía dưới lưng là nơi dễ mệt mỏi vì chịu lực nhiều nhất. Việc hạ thấp hông trong quá trình hít đất sẽ giúp duỗi căng phần lưng của bạn thay vì tập trung sức chịu đựng vào ngực và bụng.

6

Theo một nghiên cứu ở New Zealand, việc thực hiện động tác hít đất trên quả banh tập sẽ giúp các cơ bắp ở trọng tâm cơ thể hoạt động nhiều hơn 20% so với khi bạn thực hiện cùng động tác đó trên sàn nhà. Động tác này chủ yếu rèn luyện các cơ bắp ở phần giữa thân và hông của bạn.

Cách thực hiện:

  1. Xếp từ 3 đến 5 quả banh tập thành hình nửa vòng cung xung quanh bạn, khoảng cách giữa các quả banh cỡ bằng chiều ngang vai. Bắt đầu động tác bằng cách nằm sấp người, 2 chân khép, chống 2 tay trên quả banh đầu tiên ở phía bên trái của bạn. Ngực cần được giữ cao vượt quá tầm quả banh trong khi 2 chân duỗi thẳng và tiếp xúc với mặt sàn bằng đầu các ngón chân.
  2. Di chuyển tay phải của bạn sang quả banh ở bên phải quả banh mà bạn đang chống. Giữ thăng bằng, sau đó, thực hiện động tác chống đẩy. Tiếp tục di chuyển tay trái sang chống cùng với tay phải trên một quả banh.
  3. Lần lượt di chuyển tay sang những quả banh còn lại và tiếp tục thực hiện động tác chống đẩy như trên cho đến quả banh cuối cùng về phía bên phải của bạn.

Quá trình trên được tính là 1 lượt di chuyển, sau đó, bạn có nghỉ ngơi thả lỏng cơ bắp hay tăng độ bền của bài tập bằng cách di chuyển ngược lại về phía bên trái.

2. Chống đẩy với 3 điểm dừng

Trong động tác này, sự vận động của bạn được dẫn dắt bởi vai chứ không phải bằng hông. Hãy cố gắng giữ cổ tạo đường thẳng hàng với cột sống trong suốt quá trình vận động. Bạn cần thực hiện động tác thật chậm rãi, có điểm dừng ở đỉnh đầu, giữa, cuối quá trình chống đẩy. Điều này sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai, sức chịu đựng ở các khớp xương của bạn và kích thích các cơ bắp, nhất là ở vùng ngực phát triển.

4(527)

Cách thực hiện:

  1. Nằm sấp người, hai chân khép vào nhau, hai tay dang rộng vừa phải và chống thẳng trên sàn.
  2. Từ từ cong khuỷu tay, hạ thấp dần thân người về phía mặt sàn cho đến khi đạt cao độ bằng phân nửa cao độ lúc bắt đầu động tác. Dừng lại ở tư thế này trong 2 giây.
  3. Tiếp tục hạ thấp người cho đến khi ngực gần chạm mặt sàn, lại giữ yên tư thế này trong 2 giây. Sau đó, dùng lực đẩy của tay nâng người lên nhưng đến cao độ bằng phân nửa cao độ khi chống thẳng tay thì dừng lại ở tư thế đó trong 2 giây. Cuối cùng, mở rộng khuỷu tay để nâng người trở về tư thế bắt đầu động tác.

3. Hít đất trên tạ tay

Trong động tác hít đất cổ điển, ngực và vai giữ vai trò chính khi chịu đựng sức nặng của khoảng 75% trọng lượng cơ thể bạn trong khi các bắp tay chỉ có việc giữ cho cánh tay bạn thật vững vàng mà thôi. Do đó, tư thế hướng lòng bàn tay ra phía ngoài trong động tác hít đất này sẽ giúp chia đều sức chịu đựng và làm phát triển đều đặn các cơ bắp ở ngực, bụng và bắp tay của bạn.

hít-đất1

Cách thực hiện

  1. Nằm sấp người. Chân khép lại và hai cánh tay duỗi thẳng, mỗi tay chống trên một thanh tạ ngắn, lòng bàn tay ngửa ra phía trước. Hai thanh tạ nên được giữ thẳng hàng phía dưới phần giữa xương ức của bạn trong khi 2 cánh tay cách nhau một khoảng cách cỡ bằng chiều ngang vai.
  2. Từ từ gập khuỷu tay, hạ thấp người cho đến khi bàn tay có thể chạm ngực. Sau đó, dùng sức đẩy của tay nâng người trở về tư thế ban đầu.

4. Hít đất, bật và xoay người

Việc bật người lên cao trong động tác này giúp các cơ bắp của bạn được hoạt động nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc đốt cháy nhiều calo hơn không chỉ trong mà cả sau quá trình vận động. Thêm vào đó, động tác này tác động nhiều lên phần ngực, tay của bạn tạo điều kiện cho cơ ngực và các bắp tay phát triển.

Tạ tay bằng cao su 10kg

Tạ tay bằng cao su 10kg

Cách thực hiện

  1. Bắt đầu động tác như tư thế bắt đầu của động tác hít đất cổ điển. Khác một chút là ở chỗ tay trái của bạn chống trên mặt nhẵn của chiếc đĩa cân (một miếng đệm hình tròn làm bằng cao su đàn hồi).
  2. Gập khuỷu tay, hạ thấp cơ thể.
  3. Khi ngực gần chạm tới mặt sàn, dồn sức, bật thân người lên cao bằng sức bật của cánh tay. Trong lúc rơi xuống, cố gắng xoay người sang trái sao cho khi tiếp đất tay phải của bạn có thể chạm trên đĩa cân.

5. Hít đất kết hợp nâng tạ

Trong động tác chèo thuyền, các tay chèo nghiệp dư thường ra sức chèo bằng lực kéo của cánh tay mà quên mất sự hỗ trợ tích cực của lưng. Ngược lại, trong động tác này, bạn cần phối hợp nhịp nhàng, tuần tự hoạt động của cánh tay, bụng, ngực nếu muốn đạt được kết quả tập luyện toàn diện nhất. Lợi ích của động tác là đem lại sự phát triển cơ bắp ở lưng, ngực và cân bằng các nhóm cơ khác ở phần thân trên của bạn.

3-55

Cách thực hiện

  1. Bắt đầu động tác bằng tư thế nằm sấp. Hai chân dang ngang vừa phải, 2 cánh tay giữ thẳng chống lên 2 thanh tạ ngắn, lòng bàn tay hướng vào nhau.
  2. Hóp bụng và khép cánh tay sát thân người khi bạn thực hiện động tác chống đẩy.
  3. Khi nâng người trở về tư thế bắt đầu, dùng tay kéo một thanh tạ về phía thân người bạn cho đến khi khuỷu tay gập lại cao qua khỏi lưng. Sau đó, chậm rãi thả tạ về lại sàn và lập lại động tác nâng tạ với tay còn lạ

Nhật Vũ/ Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn: “Luôn cháy hết mình, bền bỉ, quyết tâm, ý chí để nuôi dưỡng ước mơ hoài bão sẽ...

Đó là lời chia sẻ của ngôi sao võ thuật Út Nguyễn về thông điệp của bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood)...

Khoá huấn luyện Võ gậy: Khơi nguồn cảm hứng và mở rộng sắc màu đa văn hoá

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

IVS và WoMAU: Xây dựng môi trường thể thao tích cực, chất lượng cho học sinh

Sáng ngày 16/12/2023, trong khuôn khổ Tuần lễ giao lưu văn hoá võ thuật Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp hội Võ thuật Thế...

Liên hoan võ thuật 2023: Mới lạ và hấp dẫn!

Tối 15/12, tại sân khấu trước Nhà hát TP.HCM diễn ra Liên hoan Võ thuật TP.HCM 2023 với chủ đề "Kết...

Kiện toàn kế hoạch phát triển chuyên nghiệp, sâu rộng cho Lân sư rồng Việt Nam

Sáng ngày 03 tháng 12 năm 2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị BCH Liên...