2017-04-16 16:46:16
{"tu-van":"T\u01b0 v\u1ea5n"}
{"chung-muc":"ch\u1eebng m\u1ef1c","nghien":"nghi\u1ec7n","nghien-tap-gym":"nghi\u1ec7n t\u1eadp gym","tap-luyen-qua-muc":"t\u1eadp luy\u1ec7n qu\u00e1 m\u1ee9c","tap-qua-nhieu":"t\u1eadp qu\u00e1 nhi\u1ec1u"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9uZXdzLzIwMTcvMDQvMTYvbmdoaWVuLXRhcC1neW0tbG9pLWJhdC1jYXAtaGFpLTE2MjgzMC5qcGc=.webp

Nghiện tập gym: Lợi bất cập hại

Tập thể thao điều độ và thường xuyên rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, một số người có khả năng mắc phải chứng nghiện luyện tập. Bài viết hôm nay Tập thể hình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mặt trái của việc tập luyện thể dục thể thao quá mức.

Biểu hiện của chứng nghiện tập luyện

Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây, khả năng cao bạn đang có xu hướng nghiện tập thể thao:

– Đầu óc bạn đầy những suy nghĩ về chuyện tập thể thao và tránh tăng cân.

– Bạn tập các bài tập cường độ cao nhiều lần trong ngày và thường xuyên tập thể dục mọi lúc có thể.

– Bạn mất quan điểm cân bằng cuộc sống: đặt việc tập thể thao trên tất cả những khía cạnh khác của cuộc sống như gia đình, công việc, nghĩa vụ xã hội và những sở thích khác.


– Bạn vẫn cố gắng mải mê luyện tập mỗi ngày dù đang bệnh hay chấn thương.

Vì sao một số người lại nghiện việc luyện tập như vậy?

Các nhà khoa học cho rằng chứng nghiện tập thể dục chủ yếu liên quan đến sự tiết hormone endorphin khi bạn tập luyện quá hăng say. Endorphin là chất dẫn truyền thần kinh, đóng vai trò như thuốc giảm đau và giảm căng thẳng tự nhiên có trong cơ thể.

endorphine_steve1-700x383

 

Những chất này được sản xuất ra bởi vùng dưới đồi và tuyến yên trong suốt thời gian tập luyện, khi bị đau, phấn khích hay trong lúc quan hệ tình dục. Khi endorphin được tiết ra, bạn sẽ có cảm giác phấn chấn, chính cảm giác phấn chấn này là nguyên nhân làm cho bạn nghiện tập luyện thể dục.

Khi một người nghiện và liên tục tập thể dục, họ có nhu cầu tăng thời gian, tần suất hay cường độ bài tập để nhanh chóng đạt được hiệu quả cao hơn bình thường.

Những tác hại ảnh hưởng về thể chất và tinh thần

Chứng nghiện tập luyện có thể ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của người tập. Đầu tiên, hãy xét đến những tác hại mà chứng nghiện tập luyện ảnh hưởng lên cơ thể của bạn.

Tác hại lên cơ thể

Một trong số những tác động đó chính là làm tăng nguy cơ chấn thương, đặc biệt là những chấn thương liên quan đến tập luyện. Trái ngược với thói quen luyện tập đều đặn sẽ giúp bạn tăng cường cơ bắp và chắc xương, việc bạn tập luyện quá nhiều làm tăng nguy cơ gãy xương do mệt mỏi.

Leg-Cramps

 

Đối với phụ nữ, việc tập thể dục quá nhiều còn làm tăng nguy cơ loãng xương bởi khi họ tập luyện quá sức, buồng trứng sản xuất ra ít hormone estrogen dẫn đến giảm mật độ xương. Ngoài ra, đối với những người đã có chấn thương từ trước, nghiện luyện tập có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm và kéo dài thời gian lành vết thương đó.

Dưới đây là những chấn thương bạn có thể gặp phải nếu tập luyện quá mức:

Chấn thương khớp;

Mất cơ;

Bong gân;

Căng cơ;

Rách cơ.

Tác hại lên tinh thần

Việc tập luyện quá mức có thể ảnh hưởng lên các mối quan hệ của bạn vì bạn dành quá nhiều thời gian vào việc tập luyện mà bỏ quên việc xây dựng cũng như cải thiện các mối quan hệ của bản thân.

597289547

 

Những người nghiện tập gym thường tin rằng những điều không tốt sẽ xảy ra nếu họ không đẩy đủ mức cân muc tiêu đặt ra hoặc kéo không đúng trọng lượng của tạ đòn. Suy nghĩ phóng đại lại là việc đánh giá quá cao vai trò của việc tập luyện.

Họ luôn cho rằng mọi người đều đang nhìn chằm chằm vào mình vì mình quá béo hay mọi người thường sẽ thích những đối tượng siêng năng tập luyện hơn.

Kết luận

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu hoặc biểu hiện trên thì nhất định phải 

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn: “Luôn cháy hết mình, bền bỉ, quyết tâm, ý chí để nuôi dưỡng ước mơ hoài bão sẽ...

Đó là lời chia sẻ của ngôi sao võ thuật Út Nguyễn về thông điệp của bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood)...

Khoá huấn luyện Võ gậy: Khơi nguồn cảm hứng và mở rộng sắc màu đa văn hoá

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

IVS và WoMAU: Xây dựng môi trường thể thao tích cực, chất lượng cho học sinh

Sáng ngày 16/12/2023, trong khuôn khổ Tuần lễ giao lưu văn hoá võ thuật Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp hội Võ thuật Thế...

Liên hoan võ thuật 2023: Mới lạ và hấp dẫn!

Tối 15/12, tại sân khấu trước Nhà hát TP.HCM diễn ra Liên hoan Võ thuật TP.HCM 2023 với chủ đề "Kết...

Kiện toàn kế hoạch phát triển chuyên nghiệp, sâu rộng cho Lân sư rồng Việt Nam

Sáng ngày 03 tháng 12 năm 2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị BCH Liên...