Nhìn chung, vận động viên cũng giống người thường chúng ta, cũng sẽ bị cảm lạnh, cảm cúm khi ngủ quá ít hay uống rượu quá nhiều.
Hoạt động thể chất cường độ vừa phải có thể giúp tăng khả năng miễn dịch, chống cảm và các bệnh tật khác như đường hô hấp trên. Lý do là hoạt động thể chất giúp sản xuất tế bào miễn dịch tấn công vi khuẩn.
Có cơ bắp chưa chắc đã khỏe. Tuy nhiên, luyện tập quá căng thì lại có kết quả ngược lại. Với các vận động viên, việc phải luyện tập thường xuyên, kéo dài, cường độ mạnh và cạnh tranh làm thay đổi hệ miễn dịch, khiến họ dễ mắc bệnh hơn chúng ta. Lúc đó cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone căng thẳng cortisol và adrenaline, làm suy yếu hệ miễn dịch. Các yêu cầu luyện tập nếu tăng càng đột ngột thì vận động viên càng gia tăng nguy cơ bị bệnh.
Một số lời khuyên cũng đúng với người bình thường: Vận động viên nên luôn rửa tay và mũi sau khi hắt xì hay ho. Giữ khoảng cách an toàn với những người có các triệu chứng này. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Tránh uống chung chai, ly, tránh sử dụng dao cạo râu hay khăn tắm chung với người khác. Tránh uống rượu quá đà, thực hiện tình dục an toàn. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, trẻ em, động vật và các nguồn lây nhiễm.
Khi thi đấu nước ngoài nên uống nước đóng chai, tránh ăn rau củ sống và thịt chưa được nấu chín, rửa và bóc vỏ trái cây trước khi ăn.
Để tránh các bệnh do côn trùng cắn, vận động viên cần mặc quần áo che tay chân trong khi tập luyện ở các vùng nhiệt đới. Luôn mang theo thuốc chống côn trùng, xà phòng chống khuẩn, dung dịch rửa tay khô.
Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập cơ ngực hiệu quả