Điều này nghe có vẻ bình thường nhưng nếu những thói quen này diễn ra thường xuyên mà bạn không thay đổi thì kết quả của việc tập luyện sẽ phải về 0 đấy!
[letsop_shortcode_excerpt_default_AfKkfl]Điều này nghe có vẻ bình thường nhưng nếu những thói quen này diễn ra thường xuyên mà bạn không thay đổi thì kết quả của việc tập luyện sẽ phải về 0 đấy![/letsop_shortcode_excerpt_default_AfKkfl]
Dùng lực cơ cổ khi tập ở tư thế gập bụng
Lỗi này nghe có vẻ lạ nhưng bạn hãy chú ý. Phụ nữ thường có xu hướng dùng cơ cổ hơn là cơ bụng khi họ thực hiện động tác gập cong người. Điều này hoàn toàn là sai nguyên tắc tập luyện khiến bạn phải lãng phí thời gian khá lớn. Để tập trung trở lại phần bụng, bạn chỉ cần nhấn lưỡi sâu xuống vòm miệng trước khi bắt đầu thực hiện. Nó sẽ giúp bạn ngăn việc dùng cơ cổ và khiến vùng bụng của bạn tập trung làm việc hơn.
Khởi động sai cách
Không có gì nguy hiểm khi ngồi trên thảm và thực hiện những động tác khởi động vừa nhàm chán lại không hiệu quả. Cách tốt nhất để làm nóng cơ bắp và ngăn chặn việc bị chấn thương là trước khi bắt đầu tập thể dục hãy đi bộ hoặc nhảy dây ở mức độ thấp.
Bạn có thể tập tự do hoặc trên máy tập với mức nhẹ trong khoảng 5 phút. Sau đó hãy gia tăng dần cấp độ cho đến khi bạn đạt được tốc độ mong muốn hoặc cảm thấy khó. Cách này tốt hơn việc kéo căng, vặn người truyền thống vì nó sẽ giúp đẩy nhịp tim lên cao và tránh kiệt sức không đáng có.
Thực hiện sai động tác chống đẩy
Việc thay đổi động tác hít đất được xem là thói quen của những người lười biếng. Vấn đề là hầu hết mọi người (đặc biệt là XX) đều gặp khó khăn trong việc giữ cho đầu gối không chạm sàn và khiến cho động tác này trở nên không còn tác dụng.
Để giảm nhẹ áp lực mà vẫn thực hiện tốt động tác chống đẩy, bạn hãy đặt cánh tay trực tiếp phía dưới vai và giữ cho từ đầu gối đến cổ nằm trong một đường thẳng khi bạn từ từ hạ thấp mình xuống.
Nâng cùng trọng lượng ở mỗi lần tập
Nhiều bạn thường gia tăng mức tập luyện với cùng một khối lượng, đặc biệt với các bài tập tạ. Tuy nhiên lời khuyên cho bạn là hãy nâng dần khối lượng này lên. Hãy tạo mục đích nâng tạ lên khoảng 1 – 2kg trong 2 – 3 tuần. Bạn có thể nâng lên cao 4 – 5kg nếu bạn không cảm thấy mệt mỏi (ví dụ như không run rẩy, không thở hổn hển…).
Ăn nhẹ trước khi tập thể dục
Thói quen này có thể “hạ gục” năng lượng của bạn. Nhiều món ăn nhẹ có nhiều chất xơ tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp phải vấn đề khi tập hơn so với bình thường. Nếu bạn đang đói cồn cào thì hãy lựa chọn một quả chuối vì nó sẽ tiêu hóa nhanh và không hạn chế việc tập thể dục.
“Thả phanh” sau tập thể dục
Không có gì sai khi bạn ăn uống nhiều hơn sau những giờ tập thể dục mệt mỏi bởi thực tế cơ thể sẽ đòi hỏi được cung cấp một số protein và carbs khi bạn có khoảng 1h tập luyện.
Tuy nhiên thực tế phổ biến là nhiều người đã lãng phí công tập luyện khi thói quen này không được kiểm soát đúng đắn. Một nghiên cứu đã cho thấy mọi người thường có xu hướng đánh giá cao số calories bị đốt cháy và đánh giá thập số calories bị tiêu thụ. Thế nên cách đơn giản nhất để bạn điều chỉnh lại việc này là xem xét nhãn mác của các gói thực phẩm và chắc chắn rằng nó nằm trong khoảng 150 calories hoặc ít hơn.
Không có ý thức về cân nặng bản thân
Bạn có thể được khuyên rằng không nên lo lắng về số cân nặng vì nó sẽ khiến bạn bị ám ảnh. Tuy nhiên xác định được cân nặng thực tế là “chìa khóa” để bạn cắt giảm được số kg như ý. Các chuyên gia thấy rằng những người thường xuyên cân nhắc bản thân sẽ giảm được cân nặng nhiều hơn so với người khác. Và đó cũng là điều cần thiết để bạn tìm kiếm và lựa chọn được những món ăn lành mạnh nhất cho mình.
Nguồn: Tri Thức Trẻ