Khi tập thể dục, thậm chí không làm gì nặng, cơ thể bạn cũng ra nhiều mô hôi. Ngược lại, dù tập thể dục cường độ cao, bạn cũng gần như không ra mồ hôi. Tại sao? 

Theo các nghiên cứu khoa học, đổ mồ hôi là một phản ứng tự nhiên mà cơ thể thực hiện để làm giảm nhiệt độ so với môi trường bên ngoài. Khi vận động cơ thể hay tập thể dục, việc ra mồ hôi nhiều hay ít có tác dụng và tác hại gì?

Tác dụng của mồ hôi

Cơ bản, tiết mồ hôi là phản ứng mà não bộ điều khiển cơ thể để làm giảm nhiệt độ bên trong so với môi trường bên ngoài. Việc tiết mồ hôi qua các lỗ chân lông giúp đào thải những tạp chất, độc tố trong cơ thể ra ngoài, giúp da mịn màng và sáng khỏe hơn.

Kết quả nghiên cứu khoa học chỉ ra những người đổ mồ hôi thường xuyên sẽ khỏe mạnh hơn người không có hoặc đổ rất ít mồ hôi. Việc tiết mồ hôi sẽ giúp cơ thể đào thải nhiều độc tố, làm bạn khỏe mạnh và giảm nguy cơ ủ bệnh.

Tại sao tập thể dục lại đổ mồ hôi?

Việc tiết mồ hôi nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ địa của từng người và mức độ bài tập thực hiện. Nếu bạn tập thể dục như: chạy bộ, tập thể hình, đánh cầu lông, quần vợt… thì việc toát mồ hôi nhanh hay chậm, nhiều hay ít đều tùy thuộc vào mức độ vận động.

Nếu bạn chạy nhanh, lại dưới thời tiết nắng nóng thì việc đổ mồ hôi sẽ diễn ra sớm hơn và lượng mồ hôi cũng nhiều hơn. Để kiểm tra được lượng mồ hôi đã tiết ra là bao nhiêu, bạn nên cân trọng lượng cơ thể trước khi tập và sau đó cân lại để biết chính xác trọng lượng cơ thể đã giảm bao nhiêu. Từ đó, bạn có phương án bổ sung nước sau bài tập để bù lại lượng nước đã mất qua việc tiết mồ hôi.

Việc tiết mồ hôi chậm hoặc ít cũng có thể do thời tiết, không khí có độ ẩm quá cao cũng là nguyên nhân làm chậm lại quá trình tiết mồ hôi. Người có trọng lượng lớn thường có xu hướng tiết nhiều mồ hôi hơn người nhẹ cân.

Tuy nhiên, nếu bạn tập thể dục mà vẫn không ra mồ hôi hoặc rất ít mồ hôi thì hãy xem lại những điều sau:

– Cường độ bài tập đã đủ chưa?
– Lượng nước nạp vào trước khi tập có đủ không?
– Nhiệt độ bên ngoài cao hay thấp?

Nếu bạn đã làm đủ các điều trên rồi mà tập thể dục vẫn không đổ mồ hôi thì cần đi khám sức khỏe bởi ít mồ hôi hoặc không có mồ hôi cũng là những triệu chứng của bệnh.

Những tác hại với cơ thể khi không đổ mồ hôi

+ Cơ thể không thể hạ nhiệt: Ngay cả khi tập thể dục mà bạn vẫn không đổ mồ hôi thì bạn có nguy cơ nhanh kiệt sức, thậm chí đột quỵ vì cơ thể không thể giảm nhiệt. Đổ mồ hôi là cơ chế làm nhiệt cơ thể so với môi trường bên ngoài. Vì thế chạy mấy km mà bạn hầu như không ra hoặc ra rất ít mồ hôi thì điều đó không tốt chút nào.

+ Mầm bệnh tích tụ: Đổ mồ hôi giúp đào thải độc tố cơ thể qua da. Vì thế, nếu không có mồ hôi, có thể cơ thể bạn đang ngấm ngầm tích tụ những độc tố gây bệnh.

+ Da nhiều mụn, dễ nhiễm trùng: Không tiết được độc tố qua mồ hôi, da bạn rất dễ nổi mụn, đặc biệt là những mảng trứng cá gây mất thẩm mỹ. Nhiều mụn và trứng cá khiến da bạn bị nhiễm trùng, tạo cơ hội cho vi khuẩn trên da phát triển…

+ Có nguy cơ bị sỏi thận: Nếu bạn là người thường xuyên tập thể dục thì sẽ thấy sau khi đổ mồ hôi, da khô đi, sẽ có những hạt muối li ti trên da. Đổ mồ hôi khiến cơ thể đào thải muối, thải độc tố… làm thanh lọc cơ thể. Những người ít đổ mồ hôi có nguy cơ cao bị sỏi thận do muối, canxi và những độc tố khác tích tụ lâu ngày trong cơ thể.

+ Luôn uể oải: Người không thể đổ mồ hôi hoặc tiết rất ít mồ hôi thường hay cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng do cơ thể không thể giải phóng endorphin, loại hooc-môn giúp cơ thể sảng khoái.

Tiết quá nhiều mô hồi có hại thế nào?

Ngược với những người tiết quá ít hoặc không có mồ hôi, ra quá nhiều mồ hôi ngay cả khi không tập thể dục cũng không phải là tốt.

Ngay cả khi bạn ngồi làm việc bình thường, mức vận động gần như không đáng kể mà chân, tay, nách, bẹn… vẫn đổ mồ hôi thì đó có thể là triệu chứng của bệnh lý.

Đổ nhiều mồ hôi có thể do sự thay đổi nội tiết tố, quá căng thẳng hay lo lắng… Đổ mồ hôi ngay cả khi không tập thể dục hay vận động mạnh cũng có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết hoặc sốt nhẹ, triệu chứng của bệnh cường giáp…

Việc bạn đang dùng một loại thuốc đặc trị nào đó cũng là nguyên nhân gây đổ nhiều mồ hôi. Cũng có thể, tuyến mồ hôi trong cơ thể đang có sự thay đổi bất thường cũng khiến bạn đổ mồ hôi.

Cách khắc phục

Ra ít, không đổ mồ hôi hoặc đổ quá nhiều mồ hôi

Rất khó để biết rõ cơ thể bạn gặp vấn đề gì, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân cũng như hướng điều trị.

Còn với những người ưa vận động, việc đổ mồ hôi là điều hết sức bình thường. Thậm chí, đổ nhiều mồ hôi trong quá trình tập được cho là cơ thể đang đốt nhiều năng lượng hơn, giúp bạn giảm cân, giảm mỡ hiệu quả.

Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý đến việc bù lại lượng nước đã mất thông qua việc đổ mồ hôi khi tập thể dục.

Theo Webthethao.vn

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link