Bệnh tật chính là nguyên nhân làm gián đoạn việc tập luyện của vận động viên thường xuyên nhất. Tuy nhiên, việc có nên dừng tập khi đang bị ốm hay không thì còn tùy vào tình trạng bệnh của bạn là cảm lạnh, cúm hay dị ứng.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cảm lạnh thông thường và cúm. Tuy nhiên, “bệnh” có rất nhiều dạng. Cúm là do virut cúm gây ra còn cảm lạnh do virut corona và rhino gây ra. Nếu bị nhiễm một trong số các virut trên, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ thiết lập chế độ bảo vệ suốt đời để bạn không bị nhiễm căn bệnh đó lần nữa. Tuy nhiên, vẫn còn có những loại virut đáng lo ngại mà bạn chưa mắc phải và chúng có thể theo bạn suốt đời.
Cúm thường đi kèm với nhiều cơn đau trên khắp cơ thể và sốt vì vậy sẽ nguy hiểm hơn cảm thông thường. Tập luyện lúc này không chỉ hại đến cơ bắp mà còn hại cả sức khỏe của bạn. Hãy lưu ý rằng dù tập luyện giúp bạn tăng cơ bắp, giảm mỡ thừa và năng động hơn thì vẫn là hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng. Cơ thể bạn cần phải thật khỏe mạnh để đi từ chế độ tiêu hao năng lượng sang chế độ đồng hóa giữa nghỉ ngơi và sản sinh cơ bắp. Vì vậy khi bị cúm, cơ thể bạn đã tiêu tốn nhiều sức lực để đối chọi lại virut cúm, tập luyện lúc này sẽ rút cạn sức của bạn.
Thế nên, không được tập luyện khi đang cúm mà hãy tập trung bồi bổ và uống thật nhiều nước (như nước và chất điện giải để chống mất nước). Khi đã khỏi bệnh, hãy bắt đầu tập lại ở mức tạ vừa phải. Đừng bắt ép mình quá nhiều. Vào tuần thứ 2 sau khi đã khỏi bệnh, hãy nâng cường độ tập lên một tý. Tuần tiếp theo nữa, bạn đã có thể tập lại bình thường.
Nếu bị cảm nhẹ (triệu chứng là chảy nước mũi và ho), bạn có thể hạ mức tập xuống 75% để tránh tập quá mức. Nếu bị cảm nặng (triệu chứng là đau nhức, mệt mỏi và viêm họng), bạn nên ngưng tập luyện hẳn tới khi các triệu chứng ngưng hẳn. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần tập những bài tập khởi động giống như bài tập cho người bị cúm. Hãy lưu ý rằng đừng bắt hệ miện dịch làm việc quá sức khi đang chống lại bệnh tật. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian này.
Nếu tình hình tệ hơn thì bạn hãy tìm đến bác sỹ để được tư vấn.
MỘT SỐ CÁCH BẢO VỆ CƠ THỂ TRÁNH BỊ CÚM
Ngăn không cho virut xâm nhập hệ miễn dịch: Hãy luôn nhớ rằng virut cảm lây qua tiếp xúc như miệng, mắt và mũi và có thể sống đến 3 tiếng sau khi vào cơ thể.
Không chạm tay trực tiếp lên mặt.
Rửa tay bằng xà bong sát khuẩn thường xuyên trong ngày (đặc biệt là sau khi tập luyện).
Duy trì tình trạng hệ miễn dịch ở tình trạng tốt nhất.
Không được tập luyện quá mức.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế những món ăn có chứa nhiều mỡ bão hòa, các loại bột và đường tinh chế vì chúng sẽ ảnh hưởng hệ miễn dịch.
Ngủ từ 7 – 9 tiếng mỗi ngày tùy theo nhu cầu cá nhân.”Cố quá là quá cố”. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều vì nếu không, bạn sẽ bệnh nặng hơn và bạn sẽ không thể tập luyện trong một thời gian rất dài đấy.