Dưới đây là bài chia sẻ của cựu vận động viên, huấn luyện viên thể hình Nguyễn Thế Thanh Tùng (thành viên Hiệp hội khoa học thể thao quốc tế – ISSA) về nguyên nhân, hậu quả khi tập thể hình sai phương pháp:
Chấn thương là hiện tượng khó tránh khỏi khi bạn tham gia các môn thể dục thể thao. Đặc biệt, thể hình là bộ môn gây chấn thương khá nhiều nếu tập luyện không đúng phương pháp.
Một số nguyên nhân chính gây chấn thương khi tập thể hình như tập quá sức, quá lâu, sai tư thế và sáng tạo ra những động tác không phù hợp. Khởi động quá ít hoặc không khởi động cũng là một trong những lỗi sai khiến cơ bắp dễ bị tổn thương.
Khi tập luyện thể thao nói chung và thể hình nói riêng, bạn không nên nôn nóng. Trong quá trình tập, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tập liên tục, không ngừng nghỉ dẫn đến kiệt sức, dễ chấn thương. Thoát vị đĩa đệm là chấn thương nguy hiểm dễ gặp phải nhất do tập sai cách.
Những chấn thương trong thể hình thường gặpChuột rút: Là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho bệnh nhân không thể tiếp tục cử động. Mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.
Rách cơ: Đây cũng là hiện tượng hư hỏng sợi cơ như trường hợp căng cơ nhưng đau và sưng nặng hơn. Máu chảy bên trong cơ thường thành cục máu đông.
Đứt dây chằng: Tình trạng dây chằng bị căng quá mức khi có áp lực nặng đè lên khiến hai đầu khớp mở ra quá mức hoặc do xoay khớp đột ngột dẫn đến đứt dây chằng. Chấn thương thường xảy ra nhất ở đầu gối và mắt cá chân.
Viêm gân: Gân là phần kéo dài của cơ tới tận xương. Nó chuyển lực của cơ xuống khớp và tạo nên vận động. Chúng có đặc tính mềm dẻo rất riêng biệt tạo nên sự đàn hồi giống như cơ, giảm tối đa các nguy cơ đứt khi có vận động đột ngột. Khi viêm gân vùng tổn thương có thể đỏ và sưng nề, ấn tại chỗ rất đau, các động tác co cơ chủ động của gân đau tăng lên.
Thoát vị đĩa đệm: Là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Bệnh gây đau thắt lưng và vai gáy, cổ.
Phương pháp tập tránh chấn thương- Không nóng vội tập luyện, tập đúng phương pháp, kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
– Luôn khởi động làm nóng cơ thể và các khớp.
– Kiểm soát lượng tạ phù hợp với bản thân.
– Xác định mục đích tập để thay đổi vóc dáng hay tập sức mạnh chinh phục mức tạ.
– Xây dựng lịch tập cân bằng với sức khỏe, vào ngày cuối tuần hãy nghỉ ngơi và thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
– Khi tập luyện thể thao, bạn cần chú ý lắng nghe cơ thể. Nếu bị đau nhức khớp hay cơ bắp cần nhanh chóng chấm dứt buổi tập để nghỉ ngơi tránh chấn thương xảy ra nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập với bánh tạ