2017-09-04 12:24:56
{"tu-van":"T\u01b0 v\u1ea5n"}
{"su-dung-dai-lung":"s\u1eed d\u1ee5ng \u0111ai l\u01b0ng","tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
https://tapthehinh.net/app/uploads/files/danghuy/2017/09/04/daa2-1224.jpg

Sử dụng đai lưng như thế nào mới đạt hiệu quả cao?

Nếu bạn là tuýp người luôn muốn thử thách bản thân với mức tạ lớn hơn sau mỗi một khoảng thời gian luyện tập, bạn hẳn đã rất quen thuộc với việc sử dụng đai lưng tập gym. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sử dụng loại đai này, bài này cũng rất hữu ích nếu như một ngày bạn bỗng dưng muốn thử.

Đai hỗ trợ là loại đai được quấn quanh bụng để bảo vệ cột sống trong các bài yêu cầu tư thế ngồi, đứng hoặc gập người nâng tạ. Mặc dù đã có nhiều bài viết phê phán việc sử dụng đai hỗ trợ sẽ khiến cho cột sống trở nên phụ thuộc và sẽ không thực sự khỏe mạnh. Điều đó chỉ xảy ra khi người tập quá lạm dụng đai hỗ trợ. Hãy sử dụng 4 gợi ý sau đây để trở thành người luyện tập thông min

1. Hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của đai hỗ trợ

daa1

 

– Trong nhịp hít vào, thay vì hít vào lồng ngực, bạn cần hít sâu và đẩy hơi xuống bụng khiến thể tích bụng tăng lên. Đai hỗ trợ sẽ ngăn cản điều này khiến cho áp suất quanh vùng bụng tăng lên, giữ cho cột sống được vững chắc hơn.

– Thở ra thật chậm để giữ áp suất giảm từ từ

Vì vậy, cần thường xuyên luyện tập kỹ thuật thở này để trở thành một phản xạ mỗi khi sử dụng đai hỗ trợ.


2. Khi nào thì nên đeo đai hỗ trợ

Đai lưng tập gym hỗ trợ thường được dùng khi tập nặng với các bài phức hợp như Deadlift, Squat, đứng hoặc ngồi đẩy tạ qua đầu, thậm chí là các bài đứng nhún vai, xách tạ 2 bên… Bất kỳ khi nào bạn cảm thấy không yên tâm với mức tạ mà bạn đang luyện tập hoặc dự định tăng. Trong trường hợp nâng mức tạ, bạn có thể bắt đầu đeo đai từ hiệp trước đó.

3. Đeo đai chặt thế nào là đủ

Nếu đeo đai lưng tập gym chặt quá, bạn sẽ khó thực hiện bài tập nhưng nếu đeo lỏng quá thì sẽ mất tác dụng hỗ trợ. Độ chặt lý tưởng thường là bạn có thể nhét được bàn tay của mình vào giữa bụng và đai đeo.

4. Đeo đai lưng tập gym vào vị trí nào là đúng

daa2

 

Nguyên tắc chung rất đơn giản: “Bạn phải cảm thấy thoải mái và không bị cản trở khi luyện tập”. Phần mép dưới của đai không cản trở chuyển động của hông (trong các bài gập người). Phần mép trên của đai không ép vào xương sườn. Bạn có thể phải căn chỉnh một chút tùy thuộc vào dạng bài mà mình định thực hiện.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch miền Trung – Tây Nguyên: Đẩy mạnh và phát triển phong trào tập luyện môn võ Vovinam trong cộng đồng

Tối 25/8, tại Nhà thi đấu Lê Trung Kiên (thành phố Tuy Hòa), Sở VH-TT tỉnh Phú Yên phối hợp...

LEAD: WBA Asia Tournament – Khi Việt Nam hoà vào nhịp chuyển động của Quyền Anh thế giới

Được tổ chức nằm trong khuôn khổ Hội nghị Quyền Anh Thế giới khu vực châu Á 2024 diễn ra tại...

Các VĐV tham dự Olympic và Paralympic nhận lời động viên của Đại sứ Pháp và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam

Tối ngày 15/7, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm mừng Quốc khánh...

Hiền Ngô khoe nhan sắc rạng rỡ khi làm khách mời chương trình đồng hành cùng EURO 2024

EURO 2024 đang đi về cuối chặng đường. Tuy nhiên, câu chuyện " ăn bóng đá , ngủ bóng đá " có lẽ vẫn...

Thuê PT, đi tập 6 buổi/tuần để kịp ‘độ body’ đón hè

Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều người đầu tư tới phòng gym, thay đổi chế độ ăn uống để có hình thể...