1. Số lượng nhiều hơn chất lượng
Khi mới bắt đầu tập, người ta thường hay muốn làm tất cả. Họ thường tìm mọi cách để cố hoàn thành mọi bài tập một cách nhanh nhất, từ bài tập cardio đến các bài tập về cơ bắp. Tự mình đặt ra mục tiêu nhiều hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc tập sao cho mang lại kết quả sớm nhất. Đó chính là sai lầm cơ bản nhất.
Khi mới bắt đầu tập, cơ thể bạn chưa thể thích nghi ngay được với cường độ cao. Bạn phải bắt đầu từ từ với nhịp độ tăng dần. Nếu đốt cháy giai đoạn, cơ thể sẽ bị tổn thương, nhất là các cơ bắp. Điều này sẽ gây nguy hại về sau và sẽ khó sửa chữa. Cuối cùng, nên nhớ là không bao giờ dành quá 45 phút cho mỗi bài tập cụ thể.
2. Quá chú trọng đến các bài cardio hơn giảm béo
Nên nhớ, trọng lượng chính là”bữa chính”, còn cardio chính là “món tráng miệng”. Vận động viên và là huấn luyện viên thể hình nổi tiếng Nicole Wilkins nói rằng: “Nếu bạn muốn có thân hình thon thả thì trước hết bạn phải cảm thấy khỏe mạnh trước đã. Để có điều đó, bạn phải tập luyện giảm cân trước đã”.
3. Vội vàng bỏ cuộc
Hãy kiên trì với cơ thể bởi nó cũng cần khoảng thời gian chạy demo và sau đó mới thích nghi với sự thay đổi. Khởi đầu ai cũng giống nhau, nhưng kết thúc thì không phải ai cũng làm được. Cơ thể bạn là một chiếc máy vi tính, do vậy đôi khi nó cũng cần phải cập nhật chương trình mới dĩ nhiên nó phải cần có thời gian để thích nghi và hoạt động tốt hơn.
4. Bị ám ảnh bởi chiếc cân
Như trên đã nói, thời gian đầu của việc tập luyện bạn thường ít nhận ra sự thay đổi. Hằng ngày, bạn leo lên chiếc cân và bước xuống với sự thở dài do không cảm nhận được sự tiến bộ hay chút ít gì đó thay đổi. Tuy nhiên, đừng để điều đó ám ảnh bạn. Sự kiên nhẫn trong giai đoạn này hết sức quan trọng và bạn cần giữ vững tinh thần để đi tiếp.
5. Bối rối vì những con số
Bạn không biết rằng mình nên nâng thanh tạ bao nhiêu kilogram. Dĩ nhiên, không ai muốn nâng mãi một thanh tạ có trọng lượng tương tự. Tuy nhiên, việc vội vàng nâng trọng lượng không đúng cách và quá trình sẽ dẫn đến chấn thương. Hãy lắng nghe cơ thể, lắng nghe cơ bắp của mình. Hãy khoan vội nâng trọng lượng mà hãy nhớ rằng bạn có thể nâng mức tạ đó được bao nhiêu lần và tổng cộng mức trọnglượng mà bạn có thể nâng trong một buổi tập.
6. Thay đổi tất cả thành phần bữa ăn
Sự hưng phấn trong giai đoạn đầu mới tập sẽ khiến bạn ngay lập tức vứt bỏ những thói quen ăn uống thông thường. Thật ra, không cần cực đoan đến thế. Hãy thay đổi từ từ bởi cơ thể bạn cũng cần thích nghi. Chưa kể, đây còn là vấn đề tâm lý. Nếu bạn thay đổi đột ngột thì chắc chắn tâm lý thèm ăn vẫn còn và nó có thể khiến bạn bất chợt “bùng nổ” bằng cách ăn bù trong một phút “yếu lòng”.
7. Đừng ngại mở miệng
Có nhiều chuyên gia quan sát người tập ở phòng gym và nhận xét rằng họ đang có cảm tưởng như đang ở phòng tập múa. Việc tập sai quy cách dĩ nhiên sẽ dẫn đến chấn thương. Hãy hỏi nếu bạn không biết. Đừng ngại bị chê cười nếu mở miệng và cần sự giúp đỡ. Họ có thể là đồng nghiệp của bạn, có thể là một bạn tập chung hoặc một người quen nào đó nhưng có sự am hiểu tốt.
8. Đừng bắt chước ngôi sao
Bạn thèm muốn có một thân hình tuyệt vời như Arnold và tìm các bài tập của anh ấy và học theo. Bạn quên rằng, ngay từ ban đầu chính những ngôi sao ấy cũng phải trải qua các bài tập cơ bản trước. Và thậm chí các vận động viên nổi tiếng cũng đều phải tập với huấn luyện viên của mình. Do đó, bạn hãy bắt đầu từ cơ bản trước. Tập trung thực hiện nhuần nhuyễn những động tác cơ bản cả về khối lượng lẫn chất lượng cũng như cường độ. Dành nhiều thời gian cho bước này, bạn sẽ dễ dàng thích nghi với các bài tập nâng cao sau đó.
9. Quá trông chờ vào các chất bổ sung
Luôn nhớ rằng protein và dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu. Một điều mà ai cũng biết đó là việc bổ sung protein vào các bữa ăn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu. Khi bạn đang bị thâm hụt calo, tất cả những gì bạn cần là protein. Còn những chất bổ sung (supplement) chỉ là thứ yếu và nếu có thì chỉ nên bổ sung các loại vitamin.
10. Chỉ tập trung vào các mục tiêu lớn
Mục tiêu rất quan trọng. Bạn muốn giảm cân, bạn muốn tăng cơ, bạn muốn nở vòng ngực hay bạn muốn nâng mức tập mới… Tất cả những điều này đều được xem là mục tiêu tập luyện. Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào các mục tiêu lớn bạn sẽ thất vọng bởi suy cho cùng bạn lại quên mất mục tiêu ban đầu đặt ra là gì. Hãy kiên định với mục tiêu của mình và có thể chia nhỏ ra. Ví dụ: đặt ra kế hoạch tập luyện trong 12 tuần và hoàn thành nó.
Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập cơ tay hiệu quả