1. Nín thở quá lâu
Đôi khi trong quá trình tập, có những động tác bài tập yêu cầu khả năng chịu lực cao, thì việc nín thở lúc này sẽ diễn ra nhưng khi ta chưa thực sự chuẩn bị kĩ tâm lí buộc chúng ta phân phối không đều hơi thở, dẫn đến nín thở lâu hơn. Hậu quả là mặt tái nhợt, mắt hoa, đau đầu, loạng choạng… Có những người thường thì hít một hơi rồi thực hiện động tác liên tục 2 -3 lần đẩy ngực rồi mới thở ra và mặt đỏ phừng phừng.
2. Thở nhanh
Khoa học đã chứng mình nhịp thở và trạng thái tinh thần hay còn gọi là tâm lý có liên quan chặt chẽ với nhau. Bạn có để ý, khi bạn đang sợ hãi, nóng giận, căng thẳng, mệt mỏi… hơi thở của bạn rất nhanh? Nên trong quá trình tập luyện những người mới tập thể hình khi thực hiện 1 mức tạ nặng, có lẽ một phần do tâm lí nên đôi khi dẫn đến nhiều hậu quả không tốt hoặc do bạn quá vội vàng để thực hiện kéo theo hơi thở rất nhanh và gấp.
3. Thở ngược
Đây là triệu chứng thường ít khi xảy ra, nhưng hậu quả để lại khá nghiêm trọng. Thường thì khi tập luyện 10 người thì khoảng 1 -2 người gặp phải. Vấn đề ở đây là do người tập khá vội vã trong những động tác và khi đó, nhịp thở bị dồn nén lên xuống không đều, dẫn đến việc bị khi kết thúc tập, máu trong cở thể lưu thông không đều, và mặt đỏ bừng lên.
4. Thở không đúng cách khi tập các bài tập đặc biệt
Đối với những phương pháp tập đặc biệt như Rest-Pause sets (bài tập nâng tạ với mức ban đầu là 6 – 10 reps và sẽ nghỉ một nhịp khi hết hơi) hay nói một cách chuyên môn hơn là tập tăng áp lực ở lượt hạ tạ. Lúc này, hơi thở nhanh là lựa chọn tối ưu cho bài tập. Trong thời gian hạ tạ bạn có thể sử dụng nhiều nhịp thở nhanh để có thể cung cấp đủ oxy cho cơ bắp đang phải chịu áp lực cao.
Nhắc bạn cách hít thở đúng
Dùng lực (co cơ) thì thở ra.Giãn cơ thì hít vào.Riêng với các bài tập cardio thì cách hít thở chúng ta có thể học của bộ môn chạy, đó là hít thở đều cả bằng mũi và miệng. Hít – thở theo tỷ lệ 3-2, nghĩa là hít vào qua 3 bước chạy và thở ra ở 2 bước. Hãy thử hít vào bằng mũi và thở ra qua miệng của bạn. Khi hít bạn phải mím môi còn khi thở ra bạn không được hít vào. Việc thở ra bằng miệng sẽ thải lượng carbonic nhiều hơn, giúp cơ bắp phục hồi nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm: 5 động tác tập cơ tay sau cực hiệu quả