1. Đặt bàn chân thật vững lên máy tạ
Với động tác đạp máy tạ bằng 2 chân (như hình trên) bạn tuyệt nhiên không nên để gót chân mình tự do mà phải nằm trọn trên mặt phẳng. Việc chỉ sử dụng phần trên của chân để đẩy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cổ chân cũng như là bắp chuối chân bạn do phải chịu một lực tác động quá lớn. Động tác này, bạn hãy xác định rằng phần bắp chuối và cả cơ đùi sau sẽ được tập luyện đồng thời.
2. Đừng bỏ qua bài tập đùi sau
Một cơ chân cân đối, rắn chắc toàn diện rất cần cơ đùi sau phát triển cùng cơ đùi trước – vùng cơ mà nhiều người chú ý tập luyện. Bạn có thể thực hiện động tác nằm sấp, chân kéo máy tạ, xuống tấn cơ bản, xuống tấn tách để tập trung tập luyện cho đùi sau của mình.
3. Chú ý giữ lưng thẳng
Trong những động tác xuống tấn với thanh tạ, bạn nên thật chú ý đến lưng của mình. Vì nếu không giữa lưng thẳng bạn sẽ đối mặt với 2 hậu quả. Thứ nhất là lưng bạn sẽ rất dễ dính chấn thương và những cơn đau lưng luôn kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể hình của bạn. Thứ hai là việc cơ chân của bạn sẽ không đạt được hiệu quả cao do phần áp lực của thanh tạ không tác động đúng góc độ để tăng thử thách cho cơ chân.
4. Đừng bỏ qua tập chạy/ đi bộ
Bạn đừng quá chú tâm vào việc chọn lựa thật nhiều bài tập để tập cơ chân tại phòng Gym mà bỏ quên một phương cách tập luyện đơn giản là chạy hoặc đi bộ. Nếu một ngày bạn đã quá chán chường không khí ngột ngạt, tiếng kim loại va vào nhau của phòng Gym thì hãy lựa chọn phương cách đơn giản này để vừa tập chân, vừa thay đổi cảm nhận và tận hưởng không gian khoáng đãng.
Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập cơ chân hiệu quả