Điểm chung khiến họ gia nhập lực lượng vũ trang là bởi muốn phục vụ đất nước, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người và một phần nào đó, muốn thể hiện sự tự tin, năng lực và sức mạnh của bản thân. Hãy ngắm loạt ảnh mới nhất về các đội nữ quân nhân, chiến binh nổi tiếng thế giới của nhiếp ảnh gia Lynsey Addario, đăng trên tạp chí National Geographic tháng 11-2019.
Tại Hebron, cư dân Do Thái chiếm tỷ lệ nhỏ, sống giữa hơn 200.000 người Palestine. Hai bên vẫn duy trì thái độ thù địch nên lực lượng cảnh sát Israel phải luôn cảnh giác
Không muốn làm công việc bàn giấy, cô gái Sagi Barashi, 20 tuổi này chọn đầu quân cho đơn vị giúp bảo vệ các khu định cư. Những thứ mà cô luôn mang theo mình trong quá trình là việc là mũ bảo hiểm, súng trường tấn công, điện thoại di động…
Nữ cảnh sát biên giới Israel tại khu di tích cổ mà cả người Do Thái và đạo Hồi đều coi là thánh tích ở Hebron, thành phố khu Bờ Tây. Bất cứ ai đi vào hay ra khỏi thành phố đều bị kiểm tra kỹ lưỡng.
Trong những năm gần đây, bạo lực đã nổ ra liên tục tại địa danh có tên Cổng Damascus ở Đông Jerusalem, có từ thế kỷ 16 với những sự cố nổ súng, tấn công bằng dao, bắn trả thù. Hai trong số những người thiệt mạng tại đây kể từ năm 2016 là nữ cảnh sát biên giới Israel
Ít nhất 16 nước công nghiệp phát triển cho phép phụ nữ tham gia tiền tuyến. Trong quân đội Mỹ, nữ quân nhân ngoài làm y tá, họ còn là nhân viên điều hành vô tuyến, nhân viên hậu cần và gần đây là phi công trực thăng và cơ khí xe tăng.
Phụ nữ Mỹ bắt đầu tham gia lực lượng chiến đấu thuộc hải quân và không quân nước này kể từ đầu những năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tính đến tháng 8-2019, 2.906 nữ quân nhân Mỹ từng trực tiếp tham chiến.
Phụ nữ Mỹ bắt đầu tham gia lực lượng chiến đấu thuộc hải quân và không quân nước này kể từ đầu những năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tính đến tháng 8-2019, 2.906 nữ quân nhân Mỹ từng trực tiếp tham chiến.
“Nữ lính thủy đánh bộ” Mỹ là một danh hiệu đầy vinh dự, tự hào bởi phải trải qua hành trình tuyển mộ và đào tạo vô cùng khắt khe mới có được. Trong số 38.000 tân binh vào quân đoàn mỗi năm, khoảng 3.500 là phụ nữ.
Tại trại huấn luyện trên đảo Parris của Nam Carolina, công tác huấn luyện cực kỳ căng thẳng và các bài tập “nặng” ngang như nam giới.
Kết thúc khóa huấn luyện kéo dài 13 tuần, bài kiểm tra cuối cùng của họ là thử thách “marathon” kéo dài 54 tiếng, từ leo dây, bò qua bùn, vượt qua đám cháy mô phỏng đến hành quân mang theo vũ khí trên quãng đường 80 km.
Bất chấp những nỗ lực chấm dứt hàng thập kỷ xung đột ở Colombia, nhóm Mặt trận Giải phóng Quốc gia (ELN) vẫn từ chối các lệnh ngừng bắn, duy trì các trại bí mật lưu động
Các thành viên ELN tự gọi mình là những người đấu tranh cho công lý, chống lại những kẻ khủng bố, tội phạm tống tiền và cả quan chức tham nhũng
“Giấc mơ của tôi đối với đất nước là bình đẳng xã hội và bình đẳng giới”, chiến binh tự xưng là Comandante Yesenia nói. Ở tuổi 36, cô đã dành hơn nửa cuộc đời làm du kích, 2 con gửi cho họ hàng dân sự.
Sau gần 10 năm thành lập, Đơn vị bảo vệ phụ nữ – YPJ của người Kurd ở Syria là đội quân toàn nữ có tới 20.000 thành viên.
Họ tham gia một cách tự nguyện. “Chúng tôi không cho phép bất cứ ai tấn công thành phố, quê hương và giết hại anh chị em của chúng tôi”, một thành viên cho biết
Các chiến binh người Kurd vây quanh một phụ nữ từng theo tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng khi quân IS rời khỏi thị trấn Baghouz vào tháng 3-2019. Với họ, những phụ nữ tham gia hoặc bị buộc phải theo đội quân IS cần được hướng dẫn lại vì hiểu lầm về đạo Hồi
Chỉ huy lực lượng an ninh người Kurd, Sheikha Ibrahim, 33 tuổi nâng một đứa trẻ trong khi làm nhiệm vụ kiểm soát đám đông ở trại al-Hol, miền Bắc Syria – nơi đang lưu giữ hàng nghìn phụ nữ, trẻ em là thân nhân các chiến binh IS
Trong khi đó, tại Nam Sudan, trong số 19.500 nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc có khoảng 1.600 phụ nữ đến từ nhiều quốc gia.
Nữ nhân viên thuộc lực lượng giữ gìn Liên hợp quốc Josephine Muhawenimana, 37 tuổi, sống sót sau cuộc diệt chủng năm 1994 tại quê hương Rwanda, tuần tra một trại bảo vệ cho thường dân ở Juba, Nam Sudan.
Mông Cổ cũng có đại diện quân nhân tham gia giữ gìn hòa bình tại Nam Sudan. Sự hiện diện của nữ quân nhân tại vùng chiến sự là một phần nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm tăng cường sự cân bằng giới tính trong các hoạt động trên phạm vi quốc tế.
Sự hiện diện của nữ quân nhân tại vùng chiến sự là một phần nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm tăng cường sự cân bằng giới tính trong các hoạt động trên phạm vi quốc tế.