1. Đánh giá mục tiêu luyện tập
Một con người thành công là một người biết đánh giá các mục tiêu của mình một cách hợp lí, thể hình cũng không hề là ngoại lệ. Một chuyên gia thể hình sẽ luôn để ý tới những điều kiện liên quan tới lợi ích luyện tập. Ví dụ như nếu hôm đó là ngày tập phần thân trên, anh tạ sẽ lên kế hoạch trước cho các bài tập mà mình cần xử lí, tập lúc nào và tập bao lâu. Nói một cách ngắn gọn hơn, một người tập thành công là một người luôn sẵn sàng và nhắc nhở bản thân ngày hôm đó phải làm gì.
2. Không ngừng hoạt động
Trong quá khứ, nhiều người thường lầm tưởng và đánh giá thấp việc hoạt động trong những ngày nghỉ, vì họ sợ răng điều đó sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình luyện tập. Thế nhưng, chính việc trở nên năng động mỗi ngày mới là một yếu tố giúp bạn hồi phục nhanh và hiệu quả nhất. Một buổi tập đi bộ dài, các bài tập duỗi cơ hay những bài tập “nhẹ mà vui” khác sẽ không chỉ luôn giúp cơ thể được năng động, mà còn khiến bạn cảm thấy yêu đời hơn rất nhiều!
3. Đánh giá thay đổi của cơ thể
Biết rằng cơ thể bạn sẽ không thay đổi chỉ trong một đến hai ngày tập đầu, thế nhưng, bạn cũng không nên đánh giá thấp việc tự mình nhìn vào gương và ngắm nhìn các cơ bắp. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra được những thay đổi nhất định, các nguy cơ chấn thương cũng như các vấn đề trong quá trình luyện tập động tác. Nhờ đó, bạn sẽ biết khi nào nên…về sớm, khi nào nên đẩy cơ thể lên đến giới hạn cuối cùng.
4. Thành lập nhật ký luyện tập
Một cuốn sổ nhật ký luyện tập sẽ là một người bạn đồng hành không thể thiếu đối với bạn, nhất là về lâu dài. Nó sẽ cho phép bạn có thể theo dõi được xem, phương pháp nào hiệu quả, phương pháp nào không. Đồng thời, còn gì có thể hiệu quả hơn một nhật ký luyện tập trong việc theo dõi tiến trình luyện tập của bạn chứ. Không chỉ vậy, bắt cứ khi nào bạn cảm thấy “xõa”, việc nhìn vào cuốn sổ sẽ giúp bạn nhận ra được mình đang bỏ bê luyện tập đến như thế nào.
5. Chăm sóc cơ thể
Một người tập thể hình thành công không phải lúc nào cũng nghĩ về tạ hay các bài tập. Thay vào đó, họ sẽ dành một lượng thời gian không nhỏ để có thể mát xa trên thảm lăn, ngủ nhiều hơn, kể cả tập yoga nữa. Tất cả những công việc “thừa thãi” đó sẽ giúp bạn tránh được tình trạng luyện tập quá nhiều (overtraining) và từ đó đạt được tiến độ ổn định hơn. “Tập luyện để khỏe” và “tập luyện để khỏe lâu dài” cũng có thể coi là hai phạm trù khác nhau đấy!
Có thể bạn quan tâm: 21 bài tập cho cơ vai săn chắc