Ngày nay, cuộc sống hiện đại nhiều áp lực, môi trường ô nhiễm, thức ăn đồ uống mất vệ sinh,… những thói quen xấu (hút thuốc, uống bia rượu, quan hệ tình dục không kiểm soát,…) khiến nam giới dễ mắc chứng yếu sinh lý hơn bao giờ hết.
Nam giới bị yếu sinh lý là khi dương vật của họ không còn làm được cái việc mà đúng ra nó phải làm. Mặc dù có sự hiện diện của một hệ thống phức tạp do cơ thể kiểm soát, dương vật vẫn không đáp ứng mệnh lệnh vào những lúc thích hợp. Dương vật không cương cứng hoặc tuy đã cương cứng nhưng không duy trì được lâu để đưa vào âm đạo người phụ nữ trong lúc giao hợp, do đó không làm thỏa mãn được bạn tình.
Yếu sinh lý có nhiều cách khắc phục khác nhau. Ngoài các biện pháp khoa học hiện đại, yếu sinh lý còn có thể chữa trị theo phương pháp dân gian bằng các bài thuốc từ thực phẩm thiên nhiên.
Dưới đây là 3 loại thực phẩm có thể chế biến thành những món ăn chữa bệnh yếu sinh lý cho quý ông cực hiệu quả bạn có thể tham khảo qua.
1. Hải sâm
Hải sâm (Stichopus japonicus Sel) thuộc họ Holothuridae, gọi theo dân dã là sâm biển, dưa biển, đỉa biển, là một loại động vật không xương sống. Trong y học cổ truyền, hải sâm được coi là một vị thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh, nhuận táo, có tác dụng không kém vị nhân sâm nên được mệnh danh là “nhân sâm ở biển”. Nó còn được dùng để cầm máu, tiêu đờm, chữa thần kinh suy nhược, viêm phế quản, ho, mụn nhọt. Bạn có thể chế biến hải sâm để làm món ăn tăng cường sinh lực cho nam giới như sau:
Hải sâm mua về mổ bỏ ruột, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Tốt nhất là loại có màu đen, thịt quánh dính. Dược liệu có vị mặn, tính ấm, thường được dùng dưới dạng nướng giòn, tán nhỏ thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 – 10g với nước ấm hoặc rượu. Hải sâm đã được bào chế cùng với 3 loại: rắn hổ mang, cạp nong hay cạp nia và rắn ráo dưới dạng rượu ngâm lấy tên là “Rượu hải sâm – tam xà” được dùng làm thuốc bổ, tăng cường sinh lực, mạnh gân xương.
2. Hàu
Trong số các vi chất, kẽm đóng vai trò quan trọng đến việc sản xuất tinh dịch. Vì thế, việc bổ sung kẽm qua chế độ ăn hàng ngày là rất cần thiết. Con hàu chứa nhiều kẽm nhất trong các loại thực phẩm. Ngoài ra, hàu còn có chất khoáng cần thiết như magiê, canxi, đồng, sắt, magan, phospho và iod, kali và natri nên tốt cho toàn cơ thể.
Khi mua hàu về, bạn dùng dao và bàn chải cọ rửa hết bùn đất và những cạnh sắc trên vỏ hàu. Sau đó cho hàu vào lò vi sóng quay trong 1 – 2 phút là hàu tự hé miệng, dễ dàng tách vỏ và chế biến.
Hàu chao mỡ: 200g ruột hàu, 0,5g bột mỳ hay bột chiên, 1 quả trứng gà. Cho bột vào bát, đập trứng gà vào trộn đều. Cho chảo lên bếp, đổ dầu vào; cho ruột hàu nhúng vào bát bột rồi cho vào chảo mỡ nóng chiên chín. Nên ăn nóng.
Hàu sốt hành: 10 con hàu, nước dùng, hành lá xắt nhuyễn, nước tương, đường, dầu ăn đủ dùng. Hàu tách lấy thịt, rửa sạch bùn đất. Hành phi thơm. Hàu sắp lại vào vỏ, rắc hành lá lên mặt, cho vào nồi hấp khoảng 2 phút trên lửa lớn.
Vỏ hàu (mẫu lệ) chữa di tinh hoạt tinh: mẫu lệ 15g, cẩu tích 12g, lạc tiên 16g, tâm sen 10g, thục địa 12g, sơn thù 12g, khiếm thực 12g, hoài sơn 16g, đan bì 10g, trạch tả 10g, ngũ gia bì 16g, phòng sâm 12g, đương quy 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hải mã
Hải mã hay còn được gọi là cá ngựa được xem là Viagra giúp quý ông thêm sung mãn. Rượu hải mã được lưu truyền sử dụng với đầy đủ giá trị của nó đến tận ngày nay trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Hải mã sau khi được rửa sạch, mổ bụng, bỏ ruột, uốn cong cho tròn lại, rồi phơi hay sấy khô. Bạn có thể ngâm hải mã vào rượu hồi hoặc rượu quế một thời gian để khử mùi tanh rồi mới phơi hoặc sấy khô.
Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, dược liệu hải mã có vị ngọt, mặn, mùi tanh (nếu không sao tẩm), tính ấm, không độc, có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, kích thích sinh dục, gây hưng phấn, chủ trị chứng yếu sinh lý ở nam giới, liệt dương, phụ nữ chậm có con do suy dương khí.
Dạng dùng thông thường là thuốc bột, viên hoàn hoặc rượu ngâm. Dùng riêng, hải mã một đôi, sấy khô vàng, tán nhỏ, rây bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 5g với rượu.
Người xưa thường ngâm rượu hải mã với chim bìm bịp, tắc kè và một số dược liệu nguồn gốc thực vật như các loại sâm rừng, nhất là củ sâm cau (một dược liệu có tác dụng kích thích sinh lý mạnh). Hải mã còn được bào chế với nhung hươu, ngài tằm đực, nhân sâm, ba kích, hà thủ ô, hồ đào… thành dạng cao (chiết xuất bằng cồn 70 độ) và viên bao phim.