[letsop_shortcode_excerpt_default_sjvgWA]Tiếp nối phần 1, sau đây là 4 điều cần tránh còn lại để bạn xây dựng được một kế hoạch tập luyện khoa học và hoàn hảo.[/letsop_shortcode_excerpt_default_sjvgWA]
7 ĐỘNG TÁC CƠ BẢN NÂNG CAO SỨC MẠNH CƠ BẮP TỔNG HỢP 20 ĐỘNG TÁC TẬP CƠ BỤNG BẠN NÊN THỬ
5. Không theo dõi tiến trình
Nếu bạn không theo dõi mình đã có những bước tiến gì hay những hạn chế nào thì thật tai hại. Vì việc chỉnh đốn và thay đổi trong quá trình tập luyện là vô cùng qua trọng, giúp bạn điều chỉnh mình đi đúng hướng và tiết kiệm thời gian. Hãy thường xuyên lập ra một lịch trình ngắn kèm theo những mục tiêu để rà soát và thay đổi cho phù hợp.
6. Không đặt mục tiêu hoặc mục tiêu quá tầm
Việc đặt những mục tiêu nhỏ để chinh phục mục tiêu lớn là vô cùng quan trọng. Vì thế trong mỗi lịch trình bạn nên định hình cho mình những mục tiêu thực tế, không quá tầm. Ví như bạn có thể đặt mục tiêu rằng trong tháng này phải giảm 2 kg, tăng bắp tay 1 cm và phải nâng thêm 1 kg tạ trong từng động tác.
7. Không quan tâm đến việc lên dây cót tinh thần
Vấn đề làm sao để luôn cảm thấy hưng phấn, yêu thích khi tập luyện vô cùng quan trọng đối với bạn. Việc nuôi lửa sẽ giúp bạn tập luyện hăng say, quên mệt mỏi và chăm chỉ hơn. Một vài cách đơn giản để bạn lên dây cót tinh thần là: nghe nhạc sôi động trong khi tập, chọn một hình mẫu thể hình để phấn đấu, …
8. Ít tập trung vào những vùng còn khiếm khuyết
Thường thì anh em tập thể hình tập trung tập vào phần thân trên (cơ vai, ngực, tay, bụng) mà ít chú ý đến thân dưới (cơ mông, chân). Điều này dễ dẫn đến sự mất cân đối. Chính vì thế anh em cũng nên chú ý tập phần thân dưới. Hoặc bạn có một vùng cơ kém phát triển hơn phần còn lại của cơ thể thì nên tìm thêm những bài tập để bổ sung.
Có thể bạn quan tâm: Bài tập cơ chân tại nhà hiệu quả
Theo VoThuat.vn