KINH DOANH THỂ THAO VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN – XU HƯỚNG HOT TRÊN CON ĐƯỜNG HƯỚNG NGHIỆP
Khởi động mùa tuyển sinh 2017, ĐH Tôn Đức Thắng đặc biệt chú trọng đến ngành Kinh doanh thể thao và tổ chức sự kiện – ngành học đang là một trong những “mũi nhọn” của trường.
Trong những năm qua, ĐH Tôn Đức Thắng nổi lên như một hiện tượng của làng thể thao học sinh – sinh viên TP.HCM. Tương xứng với cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao đạt chuẩn quốc tế, trường có tỷ lệ sinh viên tham gia thể thao rất cao, chia đều trong 13 bộ môn thể thao tự chọn (trong đó có 7 môn võ thuật), 100% sinh viên ra trường biết bơi lội.
Phong trào thể thao sôi nổi ấy cũng chính là tiền đề giúp ĐH Tôn Đức Thắng đưa ngành Quản lý thể thao lên thành một trong những trọng điểm đào tạo của trường. Không chỉ là một ngành học, Quản lý thể thao còn được lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng xem như một nhiệm vụ xã hội quan trọng, một công cuộc xóa bỏ định kiến của giới trẻ với nghiệp thể thao.
HỌC NGÀNH NÀY – LÀM NGHỀ GÌ
Khác với những gì sinh viên nghĩ về một ngành học khô khan, thiếu thực tế… Quản lý thể thao lại mở ra những con đường lập nghiệp thực sự cho sinh viên, những ý tưởng và định hướng nghề rõ ràng. Chẳng hạn như:
– Kinh doanh các sản phẩm thể thao
– Quản lý kinh doanh công trình thể thao
– Phát triển kinh doanh mô hình CLB
– Tổ chức giải đấu thể thao nghiệp dư và chuyên nghiệp
– Tổ chức các sự kiện doanh nghiệp, sự kiện cá nhân, lễ hội…
– Phát triển kinh doanh du lịch thể thao, thể thao giải trí
Tuy không phải trường ĐH duy nhất có đào tạo ngành Quản lý thể thao nhưng ĐH Tôn Đức Thắng là nơi đầu tiên tiến xa trên con đường ddào tạo nguồn nhân lực phục vụ nền thể thao quốc gia. Bên cạnh việc đào tạo lý thuyết, sinh viên ngành Quản lý thể thao ĐH Tôn Đức Thắng có cơ hội tiếp cận sâu sát với thực tiễn, cụ thể:
– 4 học phần thực tập thực tế
– Trên 50% các môn học chuyên ngành được liên kết đào tạo với doanh nghiệp
– Thường xuyên được tham gia tổ chức nhiều sự kiện cấp trường, thành phố và quốc gia. Nhận học bổng học tập tại Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc…
– Thường xuyên được học tập và làm việc với các giáo sư nước ngoài, giao lưu với sinh viên quốc tế
Đặc điểm đào tạo này không chỉ giúp sinh viên có những năm học hiệu quả với đẳng cấp chuyên nghiệp tầm cỡ quốc tế mà còn giúp nguồn nhân lực này sớm nhận ra cơ hội và vị trí cụ thể của mình trong cơ chế hoạt động thể thao. Chương trình đào tạo chỉ rõ những ngành nghề đầy tiềm năng, thực tế mà sinh viên có thể hướng tới như:
Giám đốc kinh doanh thể thao.
– Chuyên viên nghiên cứu thị trường thể thao
– Chuyên viên quản lý bán hàng thể thao
– Chuyên viên quản lý công trình thể thao
– Quản lý khu thể thao ở khách sạn và Resoft
– Chuyên viên quản lý phòng GYM
– Quản lý CLB thể thao ở trường quốc tế và trường đại học
– Chuyên viên đàm phán xin tài trợ
– Chuyên viên tổ chức sự kiện
– Chuyên viên kinh doanh sự kiện – hội nghị – thể thao.
– Quản lý thể thao giải trí
– Chuyên viên quản lý du lịch thể thao
Nếu như lấy tiêu chí “ra nghề” thành công làm thước đo độ tin cậy của các trường ĐH đối với sinh viên thì ĐH Tôn Đức Thắng nói chung và ngành Quản lý thể thao của trường nói riêng hoàn toàn xứng đáng với vị trí dẫn đầu.
TỪ CƠ CHẾ TỚI TẦM NHÌN
Điều đặc biệt trong cơ chế tuyển sinh của ĐH Tôn Đức đó là ưu tiên tuyển thẳng thành viên các Đội tuyển thể thao quốc gia đã tham gia thi đấu quốc tế, đồng thời ưu tiên xét tuyển các Kiện tướng thể thao, học sinh trường THPT chuyên năng khiếu thể thao… Quy định táo bạo này hứa hẹn mở ra nhiều thay đổi thú vị và đầy ý nghĩa.
Trước hết, việc “mở cửa” cho lực lượng VĐV thể thao chuyên nghiệp được học ĐH (và thậm chí được học về chuyên môn hoạt động thể thao)sẽ giúp ngành thể thao Việt Nam tháo bỏ một trong những hiện trạng đau đầu nhất: giúp các VĐV – những người đã có công với nền thể thao nước nhà có thể duy trì niềm đam mê và tài năng kể cả sau khi giải nghệ thi đấu, tránh lãng phí tài năng và kinh nghiệm của những người đã có nhiều năm gắn bó thực tế với hoạt động thể thao, đồng thời xóa bỏ những câu chuyện buồn – những con người tài hoa nhưng “về vườn” với những công việc không hề gắn bó với thể thao.
Kế đến, việc sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng được học tập và trải nghiệm cùng chính các thế hệ VĐV đỉnh cao khiến cho chất lượng của ngành học được nâng cao hơn bao giờ hết. Ngay từ trên ghế nhà trường, sinh viên đã có thể tiếp xúc với những con người hoạt động thể thao chuyên nghiệp, nền trình độ chung của cả khối sinh viên sẽ được nâng cao theo chiều hướng thực tế, bám sát những đặc thù thực tiễn của ngành, của thể thao trong xã hội.
Như vậy, chỉ trong một cơ chế tuyển sinh mà ĐH Tôn Đức Thắng đã làm được hai nhiệm vụ to lớn: phục vụ xã hội (tạo con đường tiến thân chính thống cho các VĐV thể thao) và nâng cao chất lượng sinh viên cả về kiến thức lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh chương trình đào tạo sâu sát với thực tiễn, 23 CLB ngoại khóa thể thao do chính các sinh viên ngành Kinh doanh thể thao và tổ chức sự kiện điều hành còn thay lời khẳng định cho chất lượng sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng, một thế hệ năng nổ, sáng tạo, giàu kinh nghiệm thực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sự khẳng định ấy gián tiếp định hình nguồn nhân lực dồi dào, chuyên nghiệp và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Ngoài ra, ngành Quản lý thể thao của ĐH Tôn Đức Thắng còn có cơ chế tuyển sinh đặc biệt ấn tượng, bao gồm:
Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia:
– Điểm xét tuyển là Tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2017 của các môn thi theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển (không nhân hệ số) cộng với điểm ưu tiên nếu có.
–Tổ hợp môn thi : A01, D01, T00, T01. Qui ước tổ hợp môn
– A01 : Toán, Vật lí, Tiếng Anh
– D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
– T01: Ngữ văn, Tiếng Anh Năng khiếu TDTT
Xét tuyển theo kết quả học tập ở bậc THPT:
– Điều kiện đăng kí xét tuyển: thí sinh có Tổng điểm trung bình 03 môn theo tổ hợp môn xét tuyển(A01, D01, T00, T01) trong 03 học kỳ bậc THPT (HK1,2 lớp 11 & HK1 lớp 12) đạt ≥ 6,50.
– Đối với những thí sinh đạt đẳng cấp: Kiện tướng quốc gia nhưng không đạt Huy chương vàng : Miễn thi môn Năng khiếu và được công nhận điểm 10 đối với môn năng khiếu.
– Đối với những thí sinh có đẳng cấp: Cấp 1 quốc gia sẽ được miễn thi năng khiếu và được công nhận điểm 09 đối với môn năng khiếu.
Xét tuyển theo kết quả bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của TDTU:
– Điều kiện tham gia: Thí sinh có kết quả Điểm trung bình 03 Học kỳ (HK1,2 lớp 11 & HK1 lớp 12) đạt ≥ 6,50
– Bài thi đánh giá năng lực thang điểm 30. – Thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường công bố theo kết quả thi ĐGNL của Trường.
– Chi tiết về kỳ thi ĐGNL của TDTU và quy định xét tuyển cụ thể của từng ngành học tương ứng sẽ được công bố trên website tuyển sinh của Trường.
Có một Stade De France tại trường ĐH Tôn Đức Thắng (Euro 2016)