Mỡ nội tạng và mỡ bụng đều được lưu trữ xung quanh gan, tuyến tụy và ruột. Không giống như chất béo dưới da, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và các vấn đề về tuyến giáp. Nếu nghi ngờ bản thân có quá nhiều mỡ nội tạng, mọi người nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Mọi người cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, những loại thực phẩm có thể gây tăng khả năng lưu trữ mỡ bụng, mỡ nội tạng.
Fructose
Soda và hầu hết các món ngọt đang bày bán ở các siêu thị đều được chế biến với rất nhiều fructose, hay còn gọi là đường trái cây. Đa số các loại mứt công nghiệp đều được sản xuất với lượng trái cây rất ít, nhưng có thể chứa tới 60% chất làm ngọt. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên ăn không quá 50 gram đường mỗi ngày, tương đương với ít hơn một chai cola, tùy thuộc vào công thức.
Thực phẩm đóng gói với chất béo không cân bằng
Mọi người tự hỏi làm thế nào một chiếc bánh hamburger hoặc hotdog lại có hại cho sức khỏe, trong khi nó chỉ chứa xúc xích và bánh mì. Nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng, vấn đề là ở sự cân bằng. Hamburger và khoai tây chiên là điển hình của hàm lượng chất béo cao. Thông thường, rau quả giúp tiêu hóa nhờ các vitamin và chất chống oxy hóa. Và rõ ràng, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và thức ăn nhanh hoặc hotdog hầu như không chứa đủ rau để cân bằng hàm lượng chất béo.
Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa đã được chỉ ra là một trong những thủ phạm chính để tạo ra mỡ nội tạng. Bánh quy thường chứa hàm lượng cao siro ngô, fructose, cộng với chất béo chuyển hóa. Các loại thực phẩm phổ biến khác như siro phong, pizza đông lạnh, các sản phẩm bột đông lạnh, cà phê với bọt kem hoặc bơ thực vật cũng chứa chất béo chuyển hóa.
Carbohydrate tinh chế
Gạo trắng là một trong những nguồn carbohydrate tinh chế phổ biến nhất cùng với mì ống và bánh mì trắng. Carbohydrate tinh chế có liên quan đến sự gia tăng chất béo nội tạng. Mọi người có thể chuyển sang gạo, mì ống, bánh mì nguyên hạt để tiêu thụ carbohydrate tốt hơn vì chúng chứa nhiều chất xơ.
Đường tinh luyện
Ngũ cốc ăn sáng, loại thực phẩm tiện dụng và phổ biến này cũng chứa nhiều đường tinh luyện. Bên cạnh đó, granola nguyên hạt với trái cây khô, thường được coi là lành mạnh, cũng có lượng rất đường và chất béo tinh chế, chứa ít hoặc thậm chí không có chất xơ. Lượng đường cao có liên quan đến tạo ra chất béo nội tạng. Vì ngũ cốc ăn sáng cũng thuộc nhóm carbohydrate tinh chế, nó cũng gây ra tác động như gạo trắng nếu tiêu thụ hàng ngày với số lượng lớn. Một lựa chọn thay thế tốt hơn, đó là bột yến mạch không đường có nhiều chất xơ với ít đường hoặc không thêm đường.