Dễ bị thiếu máu
Người quá gầy thường gặp khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, thiếu các chất tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B12 nên tỷ lệ trao đổi chất kém hơn những người bình thường. Do vậy, những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… của người thiếu máu, rất dễ gặp phải ở người quá gầy.
Suy giảm hệ miễn dịch
Người có hệ miễn dịch tốt thì sức đề kháng cũng ổn định, ít có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và tự phát. Đặc biệt, khi có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì bạn sẽ có đủ nguồn năng lượng dồi dào để cung cấp cho cơ thể đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do đó, nếu cơ thể quá gầy thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng kém hơn, từ đó dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch.
Dễ mắc bệnh trí nhớ suy giảm
Người quá gầy thường “tích lũy” mỡ kém nên lượng mỡ dự trữ ít hơn so với người có trọng lượng trung bình. Từ đó, dưỡng chất cho não bộ cũng bị hạn chế ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung trí não hay hoạt động chính xác chân tay thường kém hơn người có cân nặng bình thường.
Nguy cơ sinh sản
Thực tế, việc sở hữu một cơ thể quá gầy, thiếu dinh dưỡng khiến bạn dễ gặp các vấn đề về sinh sản. Đối với nữ giới nếu quá gầy thì không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu hụt estrogen mà còn làm giảm khả năng sinh sản. Với nam giới, thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tinh trùng, khả năng sinh lý.
Dễ mắc chứng loãng xương
Một cơ thể quá gầy thường dễ thiếu các vitamin và khoáng chất, điển hình là canxi và vitamin D khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ loãng xương. Loãng xương khiến cơ thể bạn suy yếu, xương giòn và dễ gẫy.
Vậy làm cách nào để tăng cân hiệu quả, an toàn?
Muốn có một cơ thể, vóc dáng như ý muốn, người gầy ngoài việc cần có một kế hoạch luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý, cần thực hiện 5 bước cơ bản sau:
– Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng gồm 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
– Ngủ đầy đủ 7-8 tiếng.
– Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
– Thanh lọc thải độc cho cơ thể.
– Chăm sóc hệ tiêu hóa để ăn gì hấp thu nấy.