Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm – một cuốn sách làm mưa làm gió mà chắc chắn các ông đã một lần nghe qua.
Thỉnh thoảng chúng ta cảm giác dường như mình đang mắc kẹt ở một ngóc ngách nào đó của cuộc đời mà không hề tìm được một lối thoát nào cả.
Nhưng các ông có bao giờ nhận ra: Chính bản thân mình đang ôm rơm nặng bụng và tự đặt những hòn đá tảng khiến đời mình bế tắc như thế chưa?
Lối thoát ở ngay trước mặt:
Khi các ông biết bỏ hết những suy nghĩ vớ vẩn ra khỏi đầu, quăng hết những việc lôi thôi ra khỏi tay.
Thế là cuộc đời thông thoáng và hạnh phúc ngay.
Đây là những điều tôi học được từ cuốn sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm:
1. “Less is more” – Ít hơn là nhiều hơn
Những người đàn ông sống trong cuộc sống hiện đại luôn bị ám ảnh bởi một thứ: số lượng.
Quen biết càng nhiều người càng tốt?
Có thể làm được nhiều việc nhất trong khoảng thời gian ít nhất?
Biết được nhiều chuyện cũng là một ưu thế?
Chính vì luôn muốn biến mọi thứ thành số nhiều như vậy, chính chúng ta đang sống một cuộc sống hời hợt và đôi lúc giả tạo.
Trong khi, những thứ bản thân thật sự cần, không nhiều như thế.
Chúng ta không cần đi giải quyết chuyện cãi nhau của hai đứa bạn đang yêu.
Chúng ta không cần “say yes” với người khác để lấy lòng, trong khi việc mình vẫn còn chất đống.
Chúng ta không cần cố gắng thích một thứ gì đó, để tỏ ra mình cũng là người hòa vào xu hướng.
Tất nhiên, chấp nhận quan tâm ít hơn ban đầu đều là một trải nghiệm khó khăn với hầu hết chúng ta trong thời đại này.
Nhưng tin tôi, khi đã biến nó trở thành một lối sống, các ông sẽ có thể hiểu được thế nào là một lối sống tích cực và lành mạnh.
2. Tha thứ nhiều hơn
Nói đến chuyện tha thứ, các ông hay nghĩ tới những vấn đề vĩ mô.
Nhưng không, nó xảy ra hàng ngày hàng giờ.
Chúng ta dễ dàng tìm một cái cớ để khó chịu, để bực bội, để kết tội ai đó.
Đơn giản như việc phải chờ người yêu 5 phút mà không nhận được lời xin lỗi nào cũng khiến các ông phát cáu.
Hay gửi một tin nhắn cho đứa bạn mà mãi chưa thấy nó trả lời.
Hay chuyện cà phê hôm nay mua ở tiệm quen mà lại không ngon như hôm qua.
Đối với những vấn đề xảy ra như cơm bữa ấy, tôi chỉ có một câu muốn nói:
Mở lòng mình ra và bớt khắt khe hơn, các ông sẽ quên ngay trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau.
Nếu không? Thì cảm giác khó chịu ấy ban đầu chỉ nhỏ như con kiến, rồi sẽ phình lên như con voi và đè “chết” một ngày của các ông.
3. Hạnh phúc tồn tại trong những khó khăn
Hạnh phúc không phải là một phương trình có thể giải được trong vài bước tính toán.
Không hài lòng và không thoải mái là những phần vốn có của bản chất con người.
Cảm giác ấy sẽ luôn tồn tại vì nó là điều hiển nhiên. Đừng quá quan tâm đến nó, cứ tiếp tục đi thôi.
Tác giả cuốn sách “Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm” cho rằng:
Đừng mưu cầu một cuộc sống không có khó khăn. Bởi vì hạnh phúc sẽ được tìm thấy trong việc giải quyết những khó khăn ấy.
Hay nói cách khác, hạnh phúc chính là một loại hành động, đừng cố gắng né tránh.
Và yên tâm, khi người ta biết đau, biết mong manh, là khi con người ta trưởng thành.
4. Thất bại là một con đường tiến lên
Nếu một người tốt hơn anh em, có thể họ đã thất bại nhiều hơn anh em. Hãy nhớ đến nguyên lý “Làm thứ gì đó”:
Nếu bạn thiếu động lực để tạo ra một sự thay đổi quan trọng trong cuộc đời mình, hãy làm gì đó – bất cứ thứ gì.
Bởi vì động lực không phải là thứ đầu tiên, mà động lực nằm ở cuối cùng:
Hành động -> Cảm hứng -> Động lực.
Nếu ai đó bảo rằng chúng ta không thể làm gì nếu như thiếu đi động lực, đếch quan tâm.