[letsop_shortcode_excerpt_default_RPGYcd]Những tiết mục trình diễn võ thuật đa sắc màu cùng lễ trao giải cho những đội và cá nhân xuất sắc nhất ở Cúp võ thuật quốc tế tối 24/4 đã khép lại Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016.[/letsop_shortcode_excerpt_default_RPGYcd]
Lễ bế mạc dưới bàn tay tài hoa của đạo diễn Thái Huân và hai MC Quý Bình, Phương Thảo lần lượt dẫn dắt khán giả qua ba chương đầy ý nghĩa gồm “Tinh hoa hội tụ” – những màn trình diễn kết hợp đặc sắc giữa võ và nhạc, “Giây phút vinh quang” – “thảm đỏ” vinh danh nỗ lực của các võ sinh sau ba ngày so tài sôi nổi và “Nối vòng tay lớn” – thể hiện một Việt Nam mến khách, chuộng hòa bình, đề cao tinh thần thượng võ.
Nhà tài trợ chính Number 1 đã dành những điều tốt đẹp nhất nhằm nâng cao tinh thần thép cho các võ sĩ, cổ vũ, động viên các VĐV vượt qua nhiều khó khăn, chinh phục đỉnh cao duy nhất. Điều này đã góp phần rất lớn cho sự thành công ngoài mong đợi của liên hoan lần này.
20 đoàn với hơn 400 võ sinh đã mang đến hơn 20 môn võ đặc sắc nhất cho người hâm mộ trong ba ngày của Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016. Đây cũng là dịp để Việt Nam và các đoàn quốc tế gửi lời chào văn hóa đến người hâm mộ thông qua những màn võ đạo đẹp mắt.
Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016 do Ủy ban Nhân dân TP.HCM tổ chức dưới sự bảo trợ của Hiệp hội võ thuật thế giới (WoMAU) và nhà tài trợ kim cương Tập đoàn Number 1 – Tân Hiệp Phát đã kết thúc sau ba ngày tranh tài sôi nổi. 9 đoàn Việt Nam và 8 đoàn quốc tế đã mang đến màu sắc phong phú cho sự kiện võ thuật lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Lần đầu đến với Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016, 8 đoàn quốc tế gồm Thái Lan, Campuchia, Bulgaria, Nhật Bản, Philippines, Đức, Hàn Quốc và Indonesia trình làng những môn võ “độc” và “lạ”, mang đậm bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia đến với giới mộ điệu.
Trong thời gian diễn ra Liên hoan, khán giả Việt không ít lần trầm trồ với những đòn đối kháng đẹp mắt của Bokator – bộ môn đến từ Campuchia, những thế võ độc đáo của Bokator thể hiện tinh thần bất khuất của người Khmer, không chịu cúi mình trước cái ác. Hay như Hàn Quốc mang đến Việt Nam môn archery, là sự tổng hòa những kỹ năng săn bắt, chiến đấu và tự vệ trên lưng ngựa của người Hàn Quốc xưa. Qua việc thưởng thức võ thuật nói chung và các môn võ ở Liên hoan nói riêng, người hâm mộ sẽ phần nào thấu hiểu về lịch sử hình thành, những nét văn hóa đặc trưng của các quốc gia tham dự.
Những màn trình diễn tại Liên hoan lần này, ngoài việc đóng vai trò là một lời chào văn hóa ý nghĩa, còn là “chìa khóa” để người hâm mộ thấy được sự giao thoa văn hóa qua võ thuật. Điển hình nhất phải kể tới là môn Bulkempo của Bulgaria. Môn võ này là một “biến thể” từ môn Kempo của Nhật Bản. Du nhập vào Bulgaria từ khá lâu, Kempo dần được “cải biến” thành Bulkempo để phù hợp với thể trạng của người bản địa, song các đòn thuần túy nhất như tấn công bằng tay, các kỹ thuật vật ngã vẫn được giữ nguyên.
Chủ nhà Việt Nam để lại dấu ấn lớn nhất tại kỳ Liên hoan này với nhiều môn như vovinam, võ cổ truyền, taekwondo, pencak silat,… Nổi bật nhất trong số này là môn võ cổ truyền (giúp TP. HCM giành vị trí Nhất toàn đoàn tại Cúp võ thuật). Với các thế võ mềm mại, uyển chuyển, võ cổ truyền ẩn chứa và thể hiện nhiều nét đẹp văn hóa của người Việt trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là những triết lý về cuộc sống, về nhân sinh quan, sự hài hòa giữa sức mạnh cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong với bên ngoài. Mang võ cổ truyền đến Liên hoan, cũng là một cách để Việt Nam mang lịch sử giữ nước đầy oai hùng, mang văn hiến hơn bốn ngàn năm đến bạn bè quốc tế.
Theo VoThuat