Cuộc sống hối hả cùng công việc bàn giấy bận rộn đôi khi khiến người ta quên mất việc phải chăm sóc bản thân hay dành cho mình ít nhất 5 phút để thư giãn tâm trí.
Trên thực tế, chúng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng báo động như bệnh tim mạch, cao huyết áp, suy nhược thần kinh và nhiều bệnh tâm lý khác. Sau đây là những thói quen dù nhỏ nhưng cũng đủ đem lại tác dụng thần kỳ cho đời sống tinh thần của bạn:
Giải tỏa căng thẳng bằng việc đọc sách
Không ngoa khi nói rằng đọc sách có thể giúp tâm trí được thư giãn và duy trì sự tập trung cho não bộ. Nhiều người xem cả cuốn sách như một thế giới quan, khi đọc sách giúp mình cảm thấy nhẹ nhàng và cuốn theo những điều lý thú . Như vậy mọi lo lắng và mệt mỏi trong cuộc sống cũng bị cuốn đi. Hãy chọn cho mình cuốn sách mà mình yêu thích để tập thói quen đọc sách mỗi ngày nhé.
Nghe nhạc xua tan muộn phiền
Nghe nhạc có thể có tác dụng rất thư giãn trên cơ thể. Mỗi thể loại nhạc đều mang lại những tác dụng tích cực khác nhau. Chẳng hạn, tiết tấu nhanh của các ca khúc sôi động giúp tinh thần bạn được tỉnh táo và cải thiện khả năng tập trung; hoặc những bản nhạc có giai điệu chậm rãi sẽ khiến tâm trí được thư giãn hơn.
Vì vậy hãy nghe một bản nhạc bản thân mình thích , dù buồn dù vui, dù nhẹ nhàng hay nhạc tiết tấu cũng giúp người bệnh tránh được những suy nghĩ tiêu cực, những căng thẳng mệt mỏi.
Tập luyện thể dục thể thao
Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để chống lại stress. Nó có vẻ mâu thuẫn, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy sức khỏe trí não và sức khỏe thể chất có sự liên quan mật thiết với nhau. Việc thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai mà còn mang đến nhiều lợi ích khác như cải thiện tâm trạng, suy nghĩ tích cực, xả stress, cải thiện chất lượng giấc ngủ,… Bạn có thể thử một số bộ môn vừa cải thiện vóc dáng và giải tỏa căng thẳng bao gồm yoga, thái cực quyền, chạy bộ, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu, pilates và các môn thể thao khác (gồm tennis, bóng rổ,…).
Tập hít thở sâu
Các bài tập thở sâu có thể giúp kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm của người bệnh, điều khiển phản ứng thư giãn. Có một số loại bài tập thở sâu, bao gồm thở cơ hoành, thở bụng, thở bụng và hô hấp nhịp độ.
Mục tiêu của việc thở sâu là tập trung nhận thức của người bệnh vào hơi thở của mình, làm cho nó chậm hơn và sâu hơn. Khi thở sâu bằng mũi, phổi sẽ mở rộng hoàn toàn và vùng bụng tăng lên. Điều này giúp làm chậm nhịp tim giúp người bệnh cảm thấy yên bình và bình tĩnh hơn.
Sử dụng phương pháp thiền để điều trị tâm lý
Thiền định từ lâu đã trở thành một trong những liệu pháp giải xua tan mệt mỏi được nhiều người lựa chọn, bởi vô số lợi ích về sức khỏe mà nó đem lại như nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tim mạch, tinh thần minh mẫn… Để thực hiện một buổi thiền định hiệu quả, hãy chọn tư thế ngồi thoải mái nhất, không suy nghĩ gì hoặc tập trung tâm trí vào một điều gì đó và dần dần loại bỏ nó ra khỏi đầu. Bạn có thể lắng nghe âm thanh, hoặc tiếng hơi thở của chính mình, đếm, niệm chú, hoặc thậm chí là không làm gì cả. Bạn có thể đăng ký tham gia khóa học thiền tại một câu lạc bộ hay thực hành tại nhà để đạt hiệu quả cao nhất.
Giải tỏa căng thẳng bằng mùi hương
Hương thơm dịu nhẹ từ các loại thảo mộc, hoa cỏ tự nhiên đã được người xưa sử dụng để làm nên những sản phẩm làm đẹp và dùng trong liệu pháp aromatherapy – liệu pháp dùng mùi hương để giải tỏa căng thẳng. Tinh dầu sử dụng trong aromatherapy được chiết xuất từ các loài thực vật tự nhiên như hương thảo, cỏ xạ hương, bạc hà, hạt thì là, vỏ cam (hoặc vỏ bưởi, vỏ chanh)… Ngày nay, liệu pháp aromatherapy được sử dụng theo nhiều cách thức khác nhau như xông hơi, tắm, thoa tinh dầu lên da, đắp mặt nạ,… Phái đẹp có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các liệu pháp mùi hương khác nhau để cảm nhận sự thoải mái đến từ hương thơm của thảo mộc và hoa cỏ.
Học cách từ chối
Không phải những căng thẳng đều nằm trong tầm kiểm soát của mình. và việc bớt ôm đồm mọi thứ sẽ giúp cho người bệnh giảm được gánh nặng tránh bị căng thẳng mệt mỏi. Hãy học cách nói không thường xuyên hơn. Điều này hoàn toàn đúng nếu thấy bản thân mình không thể tiếp nhận nhiều hơn để có thể xử lý, Và những trách nhiệm sau đó có thể khiến người bệnh choáng ngợp và stress hơn bao giờ hết.
Chọn lọc những gì mình có thể tiếp tục và nói không với những thứ sẽ không cần thiết, có thể làm giảm mức độ căng thẳng và mệt mỏi