Chúng ta đều biết tầm quan trọng của các bài tập đối với cơ thể. Sự cân đối về mặt thể chất là chìa khóa để luôn khỏe mạnh, nhưng không chỉ các cơ bắp được cần được luyện tập. Bộ não cũng cần những hoạt động thể chất thường xuyên để giữ cho chúng hoạt động minh mẫn. Khi bạn không tập luyện dù chỉ trong một vài tuần, cơ thể sẽ có những dấu hiệu báo động rõ rệt.
“Suốt một thời gian dài, các bài tập chỉ tập trung vào các phần cơ thể từ cổ trở xuống, như tim và phổi. Nhưng đã đến lúc chúng ta cần quan tâm hơn tới não bộ, để tìm ra những hoạt động thường ngày có thể tạo ra các tác động thực sự tới bộ não như thế nào.” – Theo Ozioma Okonkwo – trợ lý giáo sư của đại học Winconsin về Y tế và Sức khoẻ cộng đồng cho biết.
Có những kiểu bài tập đã được chứng minh là giúp giảm tác hại của chứng mất trí nhớ và chống lại bệnh Alzheimer – kể cả khi bạn có gen di truyền. Và cũng giống như những bài tập khác nhau tác động khác tới các nhóm cơ, có một loại bài tập được coi là hoàn hảo cho não bộ. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí về bệnh Alzheimer của Okonkwo tiến hành trên 100 người trưởng thành – có ít nhất 1 hoặc 2 bố mẹ bị mắc bệnh Alzheimer, dành ít nhất 68 phút/ngày để tập các bài thể lực trung bình có não bộ phát triển hơn và hoạt động hiệu quả hơn những người không tập. Và trong số đó, aerobic có tác dụng bất ngờ nhất.
“Chúng tôi đã thực hiện một loạt các nghiên cứu cho thấy các bài tập aerobic với thời lượng tăng dần thúc đẩy cấu trúc, hoạt động của bộ não” – Okonkwo cho biết. Trong quá trình bạn tập aerobic, dòng máu đưa tới não tăng lên, không chỉ ngăn ngừa những thay đổi tiêu cực mà còn triệt tiêu chúng. Nếu cardio không phải bài tập ưa thích thì bài tập sức khoẻ như nâng tạ cũng có tác dụng nếu chúng khiến bạn tăng nhịp tim. Các chuyên gia sức khoẻ khuyên bạn nên kết hợp hai loại bài tập để có kết quả tốt nhất.
Kết hợp bơi lội, cardio và các bài tập sức bền, nâng tạ là cách tốt nhất để giữ cơ thể khoẻ mạnh, kể cả thể chất và tinh thần