Đau gót chân khi chạy bộ là nỗi kinh hoàng của đại đa số dân chạy bộ. Những chấn thương kiểu này đến từ khá nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu những nguyên nhân chính viêm gân gót hay còn gọi là gân Achilles, hoặc các nguyên nhân như gót chân tiếp xúc trực tiếp với nền đường cứng trong thời gian dài hay thay đổi giày chạy. Chỉ cần một thay đổi nhỏ về chiều cao giày hoặc chạy trên những đoạn đường gồ ghề… cũng có thể phát sinh những cơn đau.
Gân gót còn gọi là gân Achilles – các mô kết nối gót chân với cơ bắp chân dưới. Viêm gân gót là một chấn thương của gân Achilles, dải mô nối các cơ bắp chân ở phía sau chân dưới với xương gót chân. Hiện tượng viêm gân gót được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như tăng quãng đường chạy lên quá nhiều và đột ngột, giày chạy bộ không phù hợp hoặc do cấu trúc tự nhiên của bàn chân và cơ bắp chân. Do đó gân bị chèn ép nhiều lần, khi bạn chạy một quãng đường quá dài. Bên cạnh đó, cơ tại bắp chân quá căng cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau.
Để hạn chế những cơn đau này bạn cần khởi động kỹ trước khi chạy, luôn giãn cơ sau khi tập luyện, mang giày chạy bộ phù hợp. Ngoài ra bạn nên nghỉ ngơi và chườm đá để giảm thiểu những cơn đau trước khi quay trở lại luyện tập.
Đau mặt dưới gót chân thường do viêm cân gan chân chấn thương gan chân do chạy trên mặt nền không bằng phẳng hoặc giẫm phải sỏi đá. Mô mỡ đệm ở gan chân bị tổn thương trực tiếp. Để cho khỏi hẳn vận động viên nên nghỉ ngơi vài ngày sẽ khỏi. Thuốc giảm đau hay chống viêm cũng có thể được dùng để giảm đau nhưng nếu triệu chứng đau kéo dài hơn 1 tuần thì cần phải được thăm khám.
Viêm bao hoạt dịch gân gót là một loại chấn thương mà các runner cần chú ý. Việc sử dụng quá mức bàn chân, gân gót quay hoặc bị kéo căng liên tục nhiều lần sẽ dễ khiến bao hoạt dịch bị tổn thương. Thay đổi độ cao giày tập thường xuyên, tăng độ dài quãng đường, thời gian luyện tập quá sức… là những những nguyên nhân khởi phát viêm bao hoạt dịch gân gót.
Nguyên nhân có thể đến do chạy liên tục trong thời gian dài, lặp đi lặp lại 1 động tác chân đều có thể khiến phần gân gót chân nhức mỏi, từ đó xuất hiện tình trạng sưng viêm. Hình dạng bàn chân cũng ảnh hưởng đến những chấn thương gân gót chân. Những người có bàn chân phẳng (lòng bàn chân không có vòm) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì sức nặng đè lên gân gót chân sẽ lớn hơn. Ngoài ra thừa cân hay béo phì cũng khiến gân gót chân thường xuyên bị căng giãn do phải chịu áp lực lớn từ cơ thể.
Lưu ý khi tập luyện chạy bộ tránh chấn thương gót chân
+ Khởi động kỹ trước khi chạy là cách tốt nhất để tránh những nguy cơ chấn thương, bạn không khởi động kỹ hoặc bất chợt thay đổi chương trình tập luyện sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương.
+ Tránh tăng khoảng cách chạy của bạn lên đột ngột, thường xuyên chạy lên dốc, hoặc chạy trên mặt đất gồ ghề thường làm gân gót chân dễ bị thương hơn.
+ Tuổi càng lớn thì lượng máu truyền đến khu vực gân gót chân càng giảm, đặc biệt khi bạn khoảng 30 tuổi trở lên. Lượng máu giảm dần có thể làm giảm sự linh hoạt của gân gót chân, dẫn đến chấn thương gân gót chân. Cần có phương pháp tập cụ thể theo lứa tuổi để hạn chế chấn thương gót chân.
+ Một đôi giày không vừa, có thể gây ra rất nhiều khó chịu cho bạn. Việc đi giày không vừa có thể làm tăng nguy cơ chấn thương gân gót chân.Hiểu được những yếu tố này, bạn sẽ tránh được những tổn thương xảy ra ở vùng gót chân.