2015-07-05 12:03:22
{"tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
{"gym":"gym","nhung-dieu-khong-nen":"nh\u1eefng \u0111i\u1ec1u kh\u00f4ng n\u00ean","tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
https://tapthehinh.net/app/uploads/files/f1/2015/07/05/nhung-dieu-khong-nen-trong-tap-the-hinh-3.jpg

Những điều không nên trong tập thể hình

Có những điều bạn không nên làm trong lúc tập luyện hoặc sau khi tập, vì những điều đó không tốt cho quá trình tập luyện của bạn, nếu bạn không muốn công sứ

[letsop_shortcode_excerpt_default_Azsmqf]Có những điều bạn không nên làm trong lúc tập luyện hoặc sau khi tập, vì những điều đó không tốt cho quá trình tập luyện của bạn, nếu bạn không muốn công sức tập luyện của mình đổ sông đổ biển.[/letsop_shortcode_excerpt_default_Azsmqf]

KHI NÀO THÌ TÔI NÊN THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP CỦA MÌNH? VÌ SAO BẠN KHÔNG PHÁT TRIỂN ĐƯỢC CƠ BẮP?

1. Tập quá nhiều và quá vội vàng.

bodybuilding

Nhiều bạn trẻ mới bắt đầu quá trình tập luyện mà đã nôn nóng mong giảm béo thật nhanh, có vòng eo thon thả càng sớm càng tốt… Họ thường tăng cường độ cao hơn nhiều so với mức cho phép, cũng như tập những bài ở mức khó so với người mới bắt đầu, đẩy nhanh quá trình tập luyện. Điều này không hề tốt một chút nào, thậm chí còn phản tác dụng. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch hoàn chỉnh từng bước, thời gian và cường độ tập cho hợp lí, có thể tăng cường độ tập luyện, nhưng với tốc độ dần dần theo thời gian, không thể đột ngột được.  
2. “Buôn dưa lê” khi tập workout-partners_0
Đây là việc khá thường xuyên và phổ biến trong teen chúng mình khi chơi bất cứ môn thể thao đồng đội nào, đúng không? Nhưng quả thực, điều này không hay ho tẹo nào. Khi tập luyện, trò chuyện quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của bạn. Khả năng tập trung giảm sút, thể lực yếu đi trông thấy… Tất nhiên, chúng mình không thể tránh khỏi việc vừa tập vừa tận hưởng cảm giác thoải mái, thư giãn với bạn bè, nhưng hạn chế và nói đúng lúc thôi nhé (trong lúc nghỉ ngơi chẳng hạn). Hãy nhớ rằng, việc tập luyện mới là qua trọng nhất!

3. Đặt ra những mục tiêu quá cao


Dù cho phương pháp tập thể thao mới tốt đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng nên sáng suốt khi ra quyết định tập luyện nhé. Thực ra thì không có phương pháp “thần thánh” nào có thể giúp bạn đạt hiệu quả nhanh chóng ngay tức thì đâu. Những mục tiêu đặt ra quá cao trong một thời gian ngắn là điều không thể, và sẽ khiến bạn chán nản khi không hoàn thành được đó. Hãy bền bỉ, kiên trì, lập kế hoạch cụ thể cho cả một quá trình lâu dài nhé.  

4. Không tuân theo lời khuyên của các chuyên gia

helpful-tips-for-choosing-the-right-workout-partner_02

Trước khi bắt đầu tập luyện, việc đầu tiên cần làm là tham khảo ý kiến của những chuyên gia, hay của những người có kinh nghiệm đi trước. Là teen nên chúng mình không có nhiều tiền đi đến những trung tâm hay bệnh viện để nhờ tư vấn, các bạn có thể lang thang trên internet tìm những trang web tư vấn đáng tin cậy, hay tham khảo qua những sách báo, hoặc đơn giản hơn là hỏi bố mẹ, anh chị, bạn bè – những người có hiệu quả tốt sau những bài tập đó. Bạn sẽ không chỉ biết thêm những kiến thức cần thiết mà còn giúp bạn có những kĩ thuật cơ bản, cũng như các típ nhỏ để tránh các chấn thương có thể xảy đến với mình.

5. Tập quá sức

Nếu như bạn bắt đầu cảm thấy quá mệt, trong thời gian tập luyện (tức ngực, khó thở, chùn chân…), hãy giảm cường độ tập ngay! Nếu như vẫn cố gắng trong tình trạng quá sức như vậy, bạn sẽ dễ bị chấn thương lắm đó. Teen nên lưu ý phải cân bằng giữa tập luyện và nghỉ ngơi. Hãy giảm cường độ tập xuống, nghỉ ngơi, uống nước mát, sau đó mới quay lại bài tập với cường độ thấp rồi tăng dần. Tập luyện quá sức khiến bạn chán nản, dễ “dính” chấn thương.

6. Thở không đúng cách

Tưởng chừng hít – thở là vấn đề vô cùng bé nhỏ, tự nhiên của cơ thể, nhưng cực kì ít người chú tâm tới. Họ không biết rằng việc thở đúng cách giúp tăng hiệu quả tập luyện của bạn đến không ngờ, và nếu như thở không đúng cách thì không những thể lực của bạn bị giảm sút mà kết quả tập luyện cũng không đạt như mong muốn. Thậm chí, thở không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, đuối sức nữa. Cách hít thở đúng mà chúng tớ muốn chia sẻ cho các teen thể thao là hít thở thật sâu căng lồng ngực, hít bằng mũi, và rồi thở ra bằng miệng. Một lưu ý thú vị nữa là khi bạn bắt đầu có triệu chứng mệt, hãy hít thật sâu bằng mũi một nhịp rồi thở ra bằng miệng hai nhịp, rồi cứ liên tục như vậy nhé!

7. Không uống đủ nước

drink-water-bench-press_0

Điều quan trọng không kém nữa chính là teen phải uống đủ lượng nước hàng ngày. Khi tập, bạn còn cần nhiều lượng nước hơn bình thường để bù vào lượng mồ hôi đã thoát ra nữa. Hãy uống nước sau mỗi giờ tập, cũng như trong thời gian nghỉ ngơi, và khoảng 30 phút trước khi tập.

8. Ăn quá ít

Ăn không đủ cũng là một việc không tốt chút nào cho sức khoẻ của bạn, như việc ăn quá nhiều. Khi cơ thể không được nạp đủ năng lượng cần thiết, nó sẽ rơi vào tình trạng đói, khiến bạn tụt huyết áp, chóng mặt, không có đủ sức khoẻ hay sức mạnh để tập luyện đâu!
 
Có thể bạn quan tâm: Video một số bài tập nhúng xà hiệu quả
 
Theo Sức Khỏe Đàn Ông

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch miền Trung – Tây Nguyên: Đẩy mạnh và phát triển phong trào tập luyện môn võ Vovinam trong cộng đồng

Tối 25/8, tại Nhà thi đấu Lê Trung Kiên (thành phố Tuy Hòa), Sở VH-TT tỉnh Phú Yên phối hợp...

LEAD: WBA Asia Tournament – Khi Việt Nam hoà vào nhịp chuyển động của Quyền Anh thế giới

Được tổ chức nằm trong khuôn khổ Hội nghị Quyền Anh Thế giới khu vực châu Á 2024 diễn ra tại...

Các VĐV tham dự Olympic và Paralympic nhận lời động viên của Đại sứ Pháp và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam

Tối ngày 15/7, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm mừng Quốc khánh...

Hiền Ngô khoe nhan sắc rạng rỡ khi làm khách mời chương trình đồng hành cùng EURO 2024

EURO 2024 đang đi về cuối chặng đường. Tuy nhiên, câu chuyện " ăn bóng đá , ngủ bóng đá " có lẽ vẫn...

Thuê PT, đi tập 6 buổi/tuần để kịp ‘độ body’ đón hè

Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều người đầu tư tới phòng gym, thay đổi chế độ ăn uống để có hình thể...