2018-05-28 13:39:23
{"tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh","khoe-dep":"Kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9uZXdzLzIwMTgvMDUvMjgvOS1kaWV1LW5lbi10cmFuaC14YS1kZS10YXAtY28tYnVuZy02LW11aS1kYXQtaGlldS1xdWEtY2FvLTEzMzkyMS5qcGc.webp

9 điều nên tránh xa để tập cơ bụng 6 múi đạt hiệu quả cao.

Ai cũng biết cơ bụng 6 múi là nhóm cơ “khó đến, dễ đi”. Nếu bạn không muốn ném đi bao công sức khổ luyện, hãy ghi nhớ và tránh xa 9 sai lầm sau đây:

 1. Không được nghĩ rằng cơ bụng là một nhóm cơ đơn lẻ

t91-1109

 

Thực tế, có bụng được cấu thành bởi 3 nhóm cơ nhỏ hơn là: Cơ bụng thẳng, cơ bụng chéo (trong và ngoài) và cơ bụng ngang.

• Cơ bụng thẳng có tác dụng kéo thân trên gập về trước và kéo xương chậu lên. Cơ bụng thẳng thường được chia làm 2 phần khi luyện tập: Cơ bụng trên và cơ bụng dưới. Các bài tập cơ bụng trên là các bài có thân dưới được giữ cố định. Ngược lại, các bài tập cơ bụng dưới thì thân trên được giữ cố định. Những bài mà thân trên và thân dưới phải đồng thời di chuyển lại gần (ra xa) nhau là những bài tác động lên toàn bộ cơ bụng thẳng.

• Cơ bụng chéo (trong và ngoài) có tác dụng kéo thân trên sang 2 bên. Chúng cũng tham gia vào chuyển động xoay của thân trên và hỗ trợ trong các hoạt động gập người khác. Các bài tập mô phỏng các động tác xoay, vặn hoặc gập theo chiều trái-phải sẽ tác động lên cơ bụng chéo.

• Cơ bụng ngang hoạt động khi chúng ta hóp bụng lại. Đây là nhóm cơ nhỏ và thường hay bị bỏ quên.


2. Không ngại tăng mức tạ khi tập cơ bụng

t92-1110

 

Mặc dù các bài bodyweight cho cơ bụng rất phổ biến và có thể tập mọi lúc mọi nơi. Trở ngại lớn nhất là bạn khó có thể tăng độ nặng của bài tập khi cơ bắp của bạn ngày một khỏe hơn. Bạn thường chọn cách tăng số lượt/hiệp và giảm thời gian nghỉ. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp tăng sức bền của cơ bắp. Để cơ bụng dày hơn, rõ nét hơn bạn cũng cần tập nặng hơn, ít lượt hơn giống các nhóm cơ khác. Vì thế, khi tập bụng với máy kéo cáp, máy ngồi gập bụng, đừng ngần ngại tăng mức tạ để giúp cơ bắp vượt ngưỡng của nó.

3. Không kiếm tìm sự dễ dàng khi tập bụng

Điều này không hề mới. Thể hình là môn thể thao 3K (Khô-Khó-Khổ). Ngay khi cảm thấy các bài tập bụng hiện tại đã trở nên dễ dàng, hãy tăng mức tạ hoặc tìm một bài khác thử thách hơn. Không có cách gì khiến cơ bắp phát triển ngoài luyện tập.

4. Không bao giờ tập bụng với một cái lưng thẳng

t94-1110

 

Khi bạn giữ lưng thẳng và gập bụng, thực ra là bạn đang gập hông (khớp hông). Tất cả những gì cơ bụng làm là phối hợp với cơ lưng dưới để giữ cho lưng thẳng và cố định. Không có các hoạt động co duỗi cơ nào hết. Kết quả là bạn tập nhiều nhưng kết quả không được bao nhiêu.

5. Không được để cơ bụng nghỉ ngơi giữa các lượt

Khi luyện tập cơ bụng với các loại máy nói chung, không được để các tấm tạ hạ xuống hết mức. Vì chính lúc đó cơ bụng được nghỉ ngơi. Hãy đặc biệt kiểm soát nhịp hạ tạ xuống, thực hiện một cách chậm rãi và có kiểm soát.

Khi luyện tập với các bài Bodyweight nhưng gập người, gập bụng… không duỗi người về phía sau quá nhiều, tạo điều kiện cho cơ bụng nghỉ ngơi.

Nguyên tắc ở đây là bạn luôn phải cảm thấy độ căng cơ trong suốt bài tập cho dù bạn luyện tập với bất kì phạm vi chuyển động (ROM) nào.

6. Không chạy đua theo số lượt thực hiện được

t96-1110

 

Hãy quan tâm đến chất lượng của một lượt thực hiện hơn là số lượt thực hiện được. Một lượt được coi là có chất lượng khi bạn cảm thấy cơ làm việc trong suốt quá trình thực hiện và gần như không có moment (tạo đà, đu lắc người…) tham gia.

7. Không nhầm lẫn giữa cơ hông và cơ bụng

Xét bài đu người nâng chân cho bụng dưới:

• Khi bạn nâng chân lên nhưng không đủ cao, cơ bụng thực ra chưa hoạt động, lưng sau vẫn thẳng. Lúc này cơ hông đang hoạt động để kéo chân lên chứ không phải cơ bụng.

• Khi bạn tiếp tục nâng chân cao hơn nữa, lưng sau bắt đầu uốn cong, cơ bụng co lại. Lúc này cơ bụng mới bắt đầu làm việc.

Hãy nghi nhớ điều này khi luyện cơ bụng: “Khi lưng sau bắt đầu phải uốn cong là lúc cơ bụng co lại”.

8. Không khóa 2 tay sau cổ

t98-1110

 

Thói quen của hầu hết mọi người khi gập người gập bụng là khóa 2 tay sau cổ bằng cách đan các ngón tay vào nhau. Tuy nhiên, ít ai để ý là ở những lượt cuối, khi mà cơ bụng đã bắt đầu mỏi, 2 tay sẽ ghì mạnh hơn vào cổ. Đây tưởng chừng như là một cách để bổ trợ, nhưng không phải vậy. Việc khóa tay như thế dễ dẫn đến chấn thương cổ.

9. Không được cho rằng luyện tập có đánh bại một chế độ dinh dưỡng tồi.

t99-1110

 

Bạn cần biết rằng, các bài tập cho cơ bụng đốt ít năng lượng hơn nhiều so với các bài tập cho các nhóm cơ khác. Ngoài ra, vùng bụng lại là vùng tiên phong đón chào mỡ.

Bạn có thể phải gập bụng cả trăm cái  để đốt hết năng lượng mà một mẩu bánh ngọt xinh xắn, với đủ các loại bơ sữa trong nó, mang lại.

 Có thể bạn quan tâm: Video một số bài tập cơ bụng 6 múi chuyên sâu chỉ với 5 phút

Bài viết mới nhất

Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024 Nguyễn Thị Huyền – Tài đức vẹn toàn!

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không...

Vietnam Coffee khuấy đảo Coffee Expo Vietnam 2024 bằng dòng sản phẩm mới

Ngày 31/10/2024, Thương hiệu Vietnam Coffee, thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (VINACAFE), một trong những doanh nghiệp dẫn...

Dấu ấn ba thập niên của Trung tâm TDTT Quốc phòng II – Quân khu 8 trong việc phát triển và đóp góp cho...

Trong những ngày này, không khí luyện tập của các VĐV tại Trung tâm TDTT Quốc phòng II, Quân khu 7...

Giải Vô địch miền Trung – Tây Nguyên: Đẩy mạnh và phát triển phong trào tập luyện môn võ Vovinam trong cộng đồng

Tối 25/8, tại Nhà thi đấu Lê Trung Kiên (thành phố Tuy Hòa), Sở VH-TT tỉnh Phú Yên phối hợp...

LEAD: WBA Asia Tournament – Khi Việt Nam hoà vào nhịp chuyển động của Quyền Anh thế giới

Được tổ chức nằm trong khuôn khổ Hội nghị Quyền Anh Thế giới khu vực châu Á 2024 diễn ra tại...