Những mẹ mang đa thai thường sẽ phải đối diện với ốm nghén trầm trọng, sự nặng nề mệt mỏi hơn các mẹ mang thai đơn rất nhiều. Chính vì vậy mà vóc dáng của các mẹ mang thai đôi, thaiba… cũng thường bị xồ xề, không còn được thon gọn, quyến rũ. Nhưng với chị Ly Vũ (hiện sống ở Tp.HCM) thì lại khác, dù mang thai lần 2 và lại là thai đôi, nhưng đến giai đoạn cuối, chị vẫn sexy ngút trời, xinh đẹp và quyến rũ bất ngờ.
Hiện tại chị Ly đã mang bầu ở tuần thứ 30 nhưng mới chỉ tăng tổng cộng 12kg, hai bé trong chuẩn cân nặng. Chị vẫn rất nhanh nhẹn, tập gym, đi du lịch, lướt sóng… và chỉ mới tạm dừng vài ngày gần đây để nghỉ dưỡng. Nguyên nhân theo chị chia sẻ là bác sĩ nói chị có nguy cơ sinh non do đặc thù cổ tử cung hình phễu, tuy nhiên chị Ly vẫn cảm thấy khỏe mạnh bình thường.
Những chia sẻ của chị Ly xung quanh chuyện dinh dưỡng, vận động và cả chuyện ấy khi bầu bí chắc chắn sẽ mang đến cho các mẹ khác một cái nhìn mới mẻ về việc chăm sóc bản thân trong thời kỳ 9 tháng 10 ngày mang thai.
3 tháng đầu sụt cân, chăm chỉ bồi bổ để con khỏe
Lần đầu mang thai, chị Ly khỏe mạnh bình thường nhưng lần mang song thai này, chị bị nghén trong 3 tháng đầu. Chị bị nôn liên tục, không chịu được thứ nặng mùi nào thoáng qua. Chị chia sẻ: “Mình phải ăn liên tục và thật sự không thấy món gì ngon miệng, chỉ gắng ăn để đừng ói chứ không cảm nhận được món ăn. Bác sĩ nói do song thai nên hormone trong người tăng gấp 2 thai đơn nên gây ra tình trạng nghén nặng và đã kê cho mình 20 ngày thuốc hỗ trợ nghén để đỡ ói hơn”. Kết quả sau 3 tháng đầu thai kỳ, chị sút mất 6,5kg.
Tuy vậy, chị vẫn luôn cố gắng ăn uống, ngoài chế độ ăn bình thường, bên người lúc nào cũng mang theo bánh hoặc trái cây để phòng khi không tìm được đồ ăn là có cái ăn liền để không bị ói. Chị cũng tích cực bổ xung Axit Folic, Canxi, các loại vitamin C, D… 3 tháng đầu bé chưa cần nhiều dưỡng chất nên chị Ly khuyên các mẹ không nên để tăng cân quá nhiều trong 3 tháng đầu, chỉ cố gắng lên 1-2kg trong thời gian này.
Dù mang thai đôi, chị Ly cũng không bị rạn da dù đã đi đến những ngày cuối thai kỳ. Chị chia sẻ: “Mình nghĩ rạn da là do các mẹ thường ít vận động hơn, khiến cho da bị nhão, dễ rạn hơn so với những mẹ có cân nặng ổn định, tăng cân từ từ và có chế độ sinh hoạt, tập luyện phù hợp. Khi bạnluyện tập cơ thể đào thải mồ hôi liên tục giúp da đàn hồi và song song đó việc tăng cân có kiểmsoát sẽ giúp cho việc rạn da được hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó, mình uống đủ 2,5 lit nước mỗingày, khi uống nên ngồi và uống chậm rãi đúng cách giúp nước đi khắp cơ thể dễ dàng.
Mình từng hỏi bác sĩ làm sao để tránh rạn da, bác sĩ có nói với mình về hỏi mẹ và các chị gái có bị rạn không. Nếu có thì gen gia đình mình như vậy và mình cũng có nguy cơ cao bị rạn dù có bôi thật nhiều Bio Oil. Nhưng cả hai lần mang thai, trộm vía mình đều không bị rạn hay thâm. Theo mình, để tránh rạn, các mẹ bầu nên uống đủ nước là cách cần lưu ý nhất, bổ sung thêm nước trái cây và vận động phù hợp để da có cơ hội được thải chất độ qua mồ hôi, giúp da được vận động nên đàn hồi tốt hơn”.
Mang bầu đôi vẫn tập gym, yoga mỗi ngày
Qua tam cá nguyệt đầu tiên, khi tình trạng nghén đã đỡ hơn, chị Ly bắt đầu chế độ tập luyện. Chị cho biết: “Ngay lần đầu mang thai, mình đã thăm hỏi kĩ ý kiến bác sỹ của 2 bệnh viện sản khoa lớn ở Sài Gòn và đều nhận được câu trả lời như nhau. Nếu bạn có 1 thai kì khoẻ mạnh, không có triệu chứng xấu về sức khoẻ thì sau 16 tuần thai, bạn hoàn toàn có thể vận động nhẹ nhàng (đi bộ, yoga bầu… ), đến việc tập gym theo cường độ được tìm hiểu kĩ các bài tập dành riêng cho thai phụ”
Vì vậy nên trong lần đầu mang thai từ tuần thứ 16 đến cận ngày đi sinh, chị Ly đều đặn 2-4-6 tập yoga, 3-5-7 tập gym và chủ Nhật thì đi bộ hoặc bơi lội. Lần này, chị vẫn tập gym mỗi ngày do PT (huấn luyện viên thể hình) đã soạn sẵn. Trong suốt thời gian tập, chị đều có PT theo sát để đảm
“Mình rất thích tập gym khi mang thai. Mình hoàn toàn không tập gym từ thời con gái hoặc sau sinh, nhưng 2 lần mang thai cứ qua 16 tuần khi thai ổn định là mình đến phòng gym để tập. Mình vẫn tập toàn thân trừ vùng bụng. Việc tập luyện giúp tinh thần của mình luôn trong trạng thái sảng khoái, vui vẻ và nhẹ nhàng. Trước thời gian được tập, mình có tình trạng uể oải vì nằm nhiều và ít vận động, cơ thể lúc nào cũng có cảm giác rất mệt mỏi dù cả ngày mình không phải làm gì. Và lúc đó đôi lúc mình có những giọng nói trong đầu, luẩn quẩn những suy nghĩ tiêu cực mình nghĩ đó là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
Nhưng sau khi được vận động, cơ thể đào thải mồ hôi giúp tinh thần mình vui vẻ và các tình trạng trước đó hoàn toàn biến mất. Dù mỗi lần tập rất mệt nhưng sau đó thì cả ngày mình luôn cảm thấy phấn khởi và đi đứng nhẹ nhàng hơn. Lần đầu mang thai, tối thứ Ba, mình vẫn ra phòng tập để đi bộ dù bụng đã nặng, thì sáng hôm sau mình vào viện và chỉ mất 2 tiếng 20 phút đã sinh thường, không tiêm giảm đau. Mình khuyên các mẹ nếu muốn có 1 thai kì khoẻ mạnh nên vận động dù là gym, yoga bầu hay đơn giản chỉ đi bộ cũng được, sẽ giúp các mẹ tránh được tình trạng mệt mỏi, ù lì khi gần cuối thai kỳ”, chị Ly cho biết.
Chồng yêu chiều, đi du lịch nghỉ dưỡng đến tận ngày sinh
Vợ chồng chị Ly vừa trở về từ chuyến du lịch Đà Lạt và chị chia sẻ: “Mình vừa đi một chuyến trèo đèo, lội suối đủ cả về và đi khám thai thì bác sĩ thông báo cổ tử cung mình bị tụt nên phải nằm ở nhà dưỡng thai. Vì cổ tử cung của mình dạng hình phễu, lại mang thai đôi, nặng hơn bình thường nên cổ tử cung dễ bị tụt hơn bình thường… là triệu chứng có thể sinh non. Trước đó chồng mình còn bảo về đi khám xong nếu không sao thì đi thêm một chuyến Vũng Tàu rồi mới về nghỉ đẻ. Nhưng giờ thì ở nhà nghỉ ngơi thôi”.
Chị Ly vui vẻ chia sẻ, hai vợ chồng chị vốn đam mê đi du lịch giống nhau nên dù bầu bí cũng không ngăn nổi. Lần đầu mang thai, chị còn có chuyến đi chơi xa ở Phillipines, bay 4-5 chặng và đi suốt 10 ngày mới về. Mỗi ngày còn đi xe máy vòng đảo 120km, lặn biển, bơi và chèo sup như bình thường. Còn lần này mang thai, vì dính phải đợt dịch Covid 19, không ra nước ngoài được nên 2 vợ chồng chị chỉ đi du lịch ở trong nước. Nhưng những chuyến đi cũng diễn ra thường xuyên kể từ khi mang bầu đến tận bây giờ. Và đó cũng là một trong những bí quyết giúp chị Ly luôn vui vẻ, thoải mái.
Ngoài ra, ông xã cũng luôn bên cạnh yêu thương và chăm sóc chị Ly. Chị chia sẻ: “Anh ấy rất chiều chuộng mình nên khi mang thai anh ấy còn nhẫn nại hơn vì biết tính tình khi mang thai khó chịu hơn bình thường. Bất cứ lúc nào mình muốn ăn gì, anh ấy đều đưa đi dù lúc đó là nửa đêm hay mưa gió. Có những chuyện rất nhỏ nhưng khi mang thai mình lại dễ nổi nóng hơn thì anh ấy luôn nhường nhịn, không tranh cãi nhiều để mình không bực tức lâu vì biết tính khí thất thường rồi sẽ nhanh qua thôi”.
Về chuyện ấy, hai vợ chồng chị vẫn duy trì bình thường, tránh những tư thế khó và nhẹ nhàng hơn. “Mang bầu lần đầu, anh ấy đã sợ suốt 10 tháng trời không dám động vào vợ vì sợ ảnh hưởng đến con. Hai vợ chồng mình từng nói chuyện rất thẳng thắn về chuyện này. Mình còn nhớ anh ấy bảo: “Lúc đó sợ ảnh hưởng đến con nên “không lên nổi”, chỉ muốn giữ an toàn cho con nhiều hơn là phải giải tỏa”. Còn lần này, được lời khuyên của bác sĩ là chỉ nên kiêng trong 3 tháng đầu, hai vợ chồng mình đã thoải mái hơn. Tuy nhiên vẫn luôn tránh các tư thế khó và cần phải rất nhẹ nhàng”.
Hiện tại, chị Ly đang cảm thấy rất thoải mái và mong chờ ngày được gặp con yêu. Chị muốn sinh thường vì theo chị tìm hiểu, nếu 2 thai ngôi đầu và nhẹ, khoảng 2,5kg/bé, sức khỏe mẹ tốt thì có thể sinh thường nếu có cơn chuyển dạ. Đối với chị, từng trải qua một lần rồi nên chị thấy việc sinh đẻ không quá ghê gớm hay khó khăn như các mẹ đồn đoán.