1. Bị sốt
Nếu bạn đang bị sốt, hãy ở nhà thay vì đi đến phòng tập. Bệnh sốt có thể khiến cơ thể bạn bị căng thẳng do tập luyện và do đó bạn sẽ càng khó tập hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, nhiệt độ cơ thể cũng đã cao khi bạn bị sốt, và nếu tập luyện, nó sẽ càng cao hơn.
2. Vừa hoàn thành sự kiện lớn
Nếu gần đây bạn đã hoàn thành một cuộc đua, hãy cho cơ thể thời gian để phục hồi.
Nghỉ ngơi tích cực và tập thể dục nhẹ là những cách tốt nhất để duy trì sự linh động cho cơ thể lúc này. Hãy thử chạy bộ nhẹ nhàng, yoga, đi bộ, đạp xe…
3. Bị chấn thương
Nếu bạn đang điều dưỡng một chấn thương, hãy cho cơ thể bạn thời gian để chữa lành. Trong một số trường hợp, bạn có thể tập thể dục bằng cách tập trung vào khu vực không bị chấn thương trên cơ thể, tuy nhiên, bạn vẫn có thể khiến chấn thương trở nên tồi tệ hơn.
Do vậy, bạn nên tập trung vào rèn luyện thân tâm như yoga hay thiền để chờ đợi vết thương lành hoàn toàn.
4. Cúm
Nếu bạn bị cúm hay cảm lạnh mà vẫn cố tập luyện, cơ thể sẽ khó phục hồi hơn và thậm chí bệnh có thể càng nặng hơn.
5. Đau chân không thể đi bộ
Di chuyển là tốt khi bạn bị đau, vì sẽ giúp kéo căng cơ bắp và mang lại oxy để sửa chữa và phát triển. Tuy nhiên, một bài tập đầy đủ sẽ không chỉ gây đau đớn mà còn khiến bạn gây thêm căng thẳng cho cơ bắp.
Do vậy, bạn nên nghỉ ngơi để chân hết đau trước khi bước vào tập luyện trở lại. Trong thời gian này, bạn có thể tập yoga để nhanh hồi phục.
6. Kiệt sức
Nếu bạn chỉ hơi mệt mỏi, tập luyện có lẽ là một cách tuyệt vời để có thêm năng lượng. Tuy nhiên, nếu bạn đã kiệt sức, hãy tránh xa phòng tập thể dục vì cơ thể đang thực sự cần được nghỉ ngơi.
Ngoài các trường hợp phổ biến trên, bạn cũng cần chú ý dành thời gian nghỉ ngơi thay vì cố gắng tập luyện khi cơ thể mới có cơn đau mới hay trải qua ca phẫu thuật…