1. Chưa quan tâm đúng mức đến chế độ dinh dưỡng
Quan niệm sai lầm cho rằng việc tập luyện sẽ đố tcháy hết năng lượng thừa nên có thể thoải mái ăn nhữ ngmón khoái khẩu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vóc dáng và sức khoẻ của cơ thể. Bạn hạn chế lượng tinh bột để tránh hình thành mỡ thừa và nên đủ cung cấp lượng protein, các loại vitamin và chất béo cho cơ thể.
2. Thực hiện động tác chưa đúng chuẩn
Việc tự tập hay được hướng dẫn qua loa sẽ làm bạn thực hiện động tác không được chuẩn và không hiểu ý nghĩa của bài tập. Trước tiên, bạn có thể tìm đến các Huấn luyện viên, các chuyên gia hay tham khảo các nguồn tài liệu đáng tin cậy để am hiểu tường tận. Sau đó hãy thực hiện đều đặn theo giáo án và kế hoạch tập luyện.
3. Ngủ ít
Những người ngủ dưới 6 tiếng và trên 9 tiếng mỗi đêm sẽ có những dấu hiệu của sự mệt mỏi và xuống sức. Việc tập luyện cơ thể rất cần thời gian cơ thể thưa giãn, phục hồi và tái tạo sinh lực trong thời gian ngủ. Vì vậy hãy cố gắng đảm bảo cho một giấc ngủ khoa học để có nâng cao hiệu quả tập luyện.
4. Căng thẳng (stress)
Những lo toan, muộn phiền trong cuộc sống hay cường độ làm việc quá cao cũng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện của bạn. Khi cơ thể không ở trong trạng thái sung mãn nhất thì các bài tập trở thanh gánh nặng và bạn khó có thể cảm nhận những chuyển động của cơ bắp. Hãy luôn lạc quan, thoải mái tinh thần để cơ thể sảng khoái tiếp nhận các bài tập và cải thiện vóc dáng hiệu quả hơn
5. Tập với tần suất cao
Đừng cố tập luyện quá nhiều điều đó có khi còn phản tác dụng. Cơ thể chỉ có thể chịu đựng một khối lượng tập luyện nhất định, nếu bạn bắt hoạt động quá nhiều cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và dẫn đến hiệu quả thấp. Bạn nên xoay vòng các bài tập cho phần thân trên và thân dưới trong 2 ngày để các cơ bắp có thời gian nghỉ và phát triển như ý muốn. Có thể bạn quan tâm: Bài Aerobic giảm cân hiệu quả