Hãy cùng cải thiện động tác này qua từng ngày và bạn sẽ thành công.
1. Nâng cao sức mạnh phần cơ trung tâm
Để thực hiện các lần xuống tấn thật sâu và mạnh, bạn rất cần sự hỗ trợ của cơ trung tâm để có thể gánh được thanh tạ trong suốt quá trình tập luyện. Nhóm cơ trung tâm bao gồm: cơ vai, ngực, bụng, lưng. Chính vì thế bạn cũng nên tập luyện nhóm cơ này và chọn một khối lượng tạ phù hợp với khả năng, tránh những tai nạn không đáng có.
2. Hoàn thiện kỹ thuật
Đây có thể nói là một động tác khó, đòi hỏi bạn cần chú tâm vào những chi tiết dù là nhỏ nhất. Từ vị trí đặt tay lên thanh tạ, khoảng cách giữa bàn tay, bàn chân, khoảng cách hạ thân người và đặc biệt là biết giữ lưng thẳng trong suốt quá trình tập luyện. Những kỹ thuật này sẽ dần trở nên đơn giản nếu bạn thực hiện nhiều lần, học hỏi từ các “bậc tiền bối”.
3. Nâng cao sức mạnh cơ lưng trên
Bạn cũng nên lưu ý đến sức chịu đựng của lưng trên (nếu tập Squat với thanh tạ sau cổ). Vì đây là nhóm cơ trực tiếp chịu sức nặng của thanh tạ. Cùng với nhóm cơ trung tâm, việc tập lưng trên cũng quan trọng để động tác được hiệu quả cao hơn. Động tác kéo dây máy tạ qua đầu sẽ giúp bạn nâng cao sức mạnh cơ lưng trên.
4. Đảm bảo tay nắm chắc thanh tạ
Nghe có vẻ dư thừa thế nhưng không ít trường hợp đã gặp tai nạn khi tập Squat với thanh tạ nặng và bị vụt khỏi tay khiến tay bị lật ra phía sau. Không riêng động tác Squat này mà tất cả các động tác có sử dụng thanh tạ khác đều đòi hỏi bạn nên nắm chắc được thanh tạ để không bị các loại tai nạn như: tạ rơi vào chân, vụt tay làm các khớp bị chấn thương hay gây thương tích cho người bạn tập đang đứng gần đó. Bạn có thể sử dụng bột hoặc bao tay để sự cầm nắm thêm phần chắc chắn.
Có thể bạn quan tâm: 10 phiên bản tập Squat hiệu quả nhất