1. Đeo thêm bao tay hoặc dây quấn thanh tạ
Đây chính là 2 dụng cụ hữu ích giúp cho người tập tránh khỏi những chấn thương, hoặc trầy xước do ma sát với thanh tạ. Hơn nữa, đối với những trường hợp hay đổ mồ hôi tay thì dụng cụ hết sức cần thiết để giúp bạn không bị giuộc hay bị trơn khi cầm tạ.
2. Kéo dài mỗi hiệp tập
Bạn nên chú ý việc thực hiện số lần trong 1 hiệp tập. Điều này sẽ giúp cơ bắp của bạn nhanh chóng phát triển hơn là việc chọn tập thật nặng và số reps thì dưới 5. Chính vì thế bạn nên cân nhắc mức tạ để thực hiện được nhiều lần nâng tạ hơn.
3. Tăng mật độ tập luyện
Bạn nên xen kẽ những động tác cho nhiều nhóm cơ trong buổi tập để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả. Nói rõ ra rằng bạn có thể thêm các động tác tập cơ chân trong thời gian nghỉ sau khi thực hiện động tác tập cơ ngực. Việc tăng mật độ tập còn giúp bạn nâng cao thể lực.
4. Hạn chế tập với máy
Đương nhiên việc tập luyện với các loại máy là rất tốt khi mà bạn sẽ được đặt vào một vị trí đúng và thực hiện rất chuẩn. Thế nhưng nhược điểm của máy tạ chính là nó không giúp cho người tập kết hợp tập luyện nhiều nhóm cơ trong một lúc- điều mà “free weight” vượt trội hơn. Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua các động tác với tạ mà bạn chỉ nên hạn chế mà thôi.
Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập cơ lưng hiệu quả