Một quả trứng gà bổ sung cho cơ thể bạn 14% lượng protein cần thiết. Một quả trứng gà trung bình có 65 đơn vị calo, chứa 5,5 g protein, 44 g chất béo cùng 8 loại amino axit cơ bản cùng một lượng lớn photpho, kẽm, ka li, các vitamin, canxi cần thiết cho cơ thể.
Trong khi đó, trứng vịt có gần 130 đơn vị calo (gấp đôi trứng gà). Trong trứng vịt có 9 g protein, 9,7 ga chất béo triglyceride. Thành phần cholesterol ở trứng gà ít hơn trứng vịt. Cụ thể trong 100 g trứng vịt có 884 miligam cholesterol, ở trứng gà con số này là 425 miligram. Do đó những người có bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.
Trứng bao gồm hai phần, lòng đỏ và lòng trắng. Chất dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở phần lòng đỏ. Lòng trắng trứng đa phần là nước, chỉ có 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng.
Chất béo lecithin có trong trứng là nguồn chất béo rất quý, ít hiện diện ở các thực phẩm khác. Chất này có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Không nên ăn trứng chần qua hoặc hút trứng sống vì có thể gây ngộ độc do vi khuẩn salmonella enteriditis có trong trứng. Những vi khuẩn này sẽ khiến bạn bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trứng có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn mỗi tuần chỉ nên ăn khong quá 3 lòng đỏ trứng. Còn lòng trắng trứng thì không hạn chế.
Riêng với trẻ 6-7 tháng tuổi, chỉ nên ăn ½ lòng đỏ trứng/bữa, ăn 2-3 lần/tuần. Trẻ 8-12 tháng tuổi ăn một lòng đỏ bữa, ăn 3-4 bữa/tuần. Trẻ 1-2 tuổi nên ăn 3-4 quả trứng /tuần và ăn cả lòng trắng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể ăn nhiều hơn.
Nếu ăn trứng luộc, hấp, chiên non, tỉ lệ hấp thu và tiêu hóa dinh dưỡng là 98%; Trứng rang là 97%, chiên kỹ là 81,1%; Ăn sống là 30%. Như vậy trứng luộc hoặc hấp là cách ăn trứng tốt nhất để có thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ món ăn này.
Trứng luộc xong nên ngâm vào nước lạnh để dễ lột vỏ-đây là điều hoàn toàn không nên làm vì nó không đảm bảo vệ sinh. Trứng sống có một lớp màng bảo vệ ở bên ngoài để ngăn vi sinh vật xâm nhập, khi luộc chín, trứng không còn màng này. Khi ngâm trứng trong nước, túi khí bên trong trứng bị phá vỡ lập tức do nhiệt độ hạ dột ngột. Lúc này vi sinh vật và nước sẽ có cơ hội xâm nhập vào bên trong, khiến trứng biến chất, nhanh hỏng.
Luộc trứng phải luộc chín kỹ? Không nên làm vậy vì nếu luộc quá kỹ, các ion kim loại ở lòng đỏ sẽ phản ứng hóa học với các ion lưu huỳnh, tạo kết tủa sunfua kim loại màu nâu, cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Trứng chiên cũng không nên chiên quá kỹ vì protein cao phân tử trong lòng trắng sẽ biến thành axit amin thấp phân tử, loại axit amin này trong điều kiện nhiệt độ cao có thể tạo thành chất hóa học có hại cho sức khỏe con người.
Trứng ngỗng là loại trứng tốt nhất cho bà bầu? Xin thưa không phải như vậy mặc dù trứng ngỗng giàu protein hơn trứng gà (trứng ngỗng là 13,5%, trứng gà 12,5%), nhưng đổi lại lượng lipit lại cao hơn (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%). Hàm lượng các vitamin của trứng ngỗng cũng thua trứng gà, trứng vịt, và cả trứng cút. Nếu không thể ăn được trứng ngỗng, bà bầu nên ưu tiên chọn lựa trứng gà.
Khi ăn trứng, tránh ăn kèm hoặc kết hợp với sữa đậu nành, trái hồng, nước trà xanh và đường vì những phản ứng hóa học xảy ra giữa các chất có trong trứng với những thực phẩm trên không có lợi cho hệ tiêu hóa. Gây đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.