Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng đực biệt của chế độ dinh dưỡng lành mạnh trước khi mang thai bởi các khiếm khuyết bẩm sinh sẽ xuất hiện trong 3 tuần đầu thai nghén – thường là trước thời điểm người phụ nữ biết mình có thai.
Các nhà nghiên cứu của ĐH Haifa (Israel) đã theo dõi 43.500 đứa trẻ người Israel sinh trong giai đoạn 2003-2007 cho đến năm 2015.
Các phát hiện được được đăng tải trên JAMA Psychiatry và lần đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa đa sinh tố với bệnh tử kỷ trước khi mang thai.
Trưởng nhóm nghiên cứu, GS Stephen Levine cho biết: “Việc bổ sung axit folic và đa vitamin trước và trong khi mang thai có liên quan với việc giảm nguy cơ tự kỷ so với các bà mẹ không uống các chất này”.
Levine cho biết hiện tượng này có thể gọi là một quá trình sửa đổi biểu sinh – tức là những chuyển đổi thông tin di truyền chứa trong gen do các yếu tố môi trường như dinh dưỡng tạo ra.
Kết quả này cũng tương đồng với những kết quả của các nghiên cứu trước đó về việc uống axit folic 4 tuần trước khi mang thai và 8 tuần trong khi mang thai sẽ giúp phòng bệnh tự kỷ.
“Giai đoạn này được xem là có liên quan với sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương, bao gồm việc đóng ống thần kinh và sự phát triển cơ bản của cấu trúc não”, Levine nói.
Các nghiên cứu trước đó cho thấy mối liên quan giữa thiếu hụt vitamin trong khi mang thai với khiếm khuyết trong phát triển thần kinh ở trẻ, và đây chính là lý do các bác sĩ luôn khuyến nghị thai phụ nên bổ sung axit folic.
Levine cho biết: “Sử dụng axit folic và đa sinh tố trong thời kỳ mang thai nhằm giảm nguy cơ tự kỷ cần được cân nhắc trong chính sách y tế công cộng”.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng các phát hiện này cần được nghiên cứu tiếp tục vì có thể các yếu tố khác như sinh non hay lối sống có thể gây nhiễu kết quả.
Axit folic là vitamin B hòa tan trong nước, dùng để điều trị chứng thiếu máu và thường được bác sĩ kê cho những người đang chuẩn bị mang thai. Mỹ khuyến cáo thai phụ trong độ tuổi sinh đẻ nên nạp 400mg axit folic mỗi ngày đẻ ngăn ngừa dị tật đốt sống trong 4 tuần đầu thai kỳ.
Tại Mỹ, cứ 68 trẻ có 1 trẻ mắc chứng tự kỷ với các dấu hiệu điển hình như khó khăn trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp cũng như có các hành vi bất thường. Trẻ tự kỷ cũng có thể nhạy cảm với tiếng động, sự đụng chạm, mùi vị với cấp độ từ nhẹ đến nặng.
Tỉ lệ bé trai bị tự kỷ cao gấp 3 lần bé gái.