Chế độ này cũng giúp cải thiện rất nhiều dấu hiệu sức khỏe, chẳng hạn như triglycerides trong máu, cholesterol HDL cao, lượng đường trong máu và huyết áp. Tuy nhiên, không phải tất cả “chế độ ăn” low-carb đều giống nhau. Có rất nhiều loại khác nhau.
1. Chế độ ăn kiêng Low-Carb cơ bản
Chế độ ăn low carb cơ bản Thực đơn low carb này tăng cường lượng protein từ các loại thịt, cá, trứng, các loại hạt, rau, trái cây và chất béo tốt. Áp dụng thực đơn này bạn cần giảm thiểu sự tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất đường bột cao như ngũ cốc, khoai tây, đồ uống có đường và thức ăn vặt hàm lượng đường cao.
Hàm lượng chất đường bột được khuyến nghị dùng mỗi ngày thường phụ thuộc vào mục tiêu giảm cân và sở thích của bạn, dưới đây là 3 liều lượng chất đường bột được áp dụng phổ biến:
– 100-150 gram chất đường bột giúp duy trì cân nặng hoặc với người thường xuyên tập thể dục cường độ cao. đã tính hàm lượng hoa quả và thậm chí một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây.
– 50-100 gram chất đường bột giúp giảm cân chậm và ổn định hoặc duy trì cân nặng tính cả trái cây và rau củ.
– Dưới 50 gram chất đường bột giúp giảm cân nhanh trường hợp này cần cung cấp nhiều rau, nhưng hạn chế ăn trái cây để giảm lượng đường nạp vào cơ thể.
2. Chế độ ăn kiêng ketogenic
Các chế độ ăn ketogenic cung cấp một lượng rất thấp chất đường bột, chế độ ăn uống nhiều chất béo. Nó thường được gọi là keto. Mục tiêu của chế độ ăn ketogenic là làm cho hàm lượng chất đường bột giảm đến mức cực kì thấp dẫn đến mức độ insulin giảm bắt buộc cơ thể phải mở khóa lấy mỡ dự trữ trong cơ thể để tiêu thụ đồng thời đưa cơ thể đi vào trạng thái trao đổi chất được gọi là ketosis. Chế độ ăn ketogenic truyền thống đã được sử dụng để điều trị động kinh kháng thuốc ở trẻ em.
Chế độ ăn này cũng có lợi cho những người bị rối loạn thần kinh khác, và các vấn đề liên quan đến chuyển hóa như đái tháo đường loại 2. Phương pháp Ketogenic cũng trở nên phổ biến giúp giảm chất béo, thậm chí được áp dụng với một số người tập thể hình. Đây là một chế độ ăn uống rất hiệu quả để giảm chất béo, mà không hề bị thèm ăn. Chế độ ăn kiêng ketogenic liên quan đến hàm lượng protein cao, các loại thực phẩm giàu chất béo. Chất bột đường thường được giới hạn ít hơn 50 gram mỗi ngày, và đôi khi ít hơn 20-30 gram.
3. Chế độ ăn lượng chất đường bột thấp, chất béo cao
Chế độ ăn uống LCHF đã trở nên rất phổ biến tại Thụy Điển, cũng như các nước Bắc Âu khác. Nó tập trung chủ yếu vào các loại thịt, cá và động vật có vỏ, trứng, chất béo lành mạnh, rau quả, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt và quả mọng. Khuyến nghị dùng chất đường bột khi áp dụng chế độ ăn này có thể dao động từ dưới 20 đến dưới 100 gam mỗi ngày.
4. Chế độ ăn kiêng Paleo
Các chế độ ăn uống Paleo hiện đang là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong giới “ăn kiêng”. Paleo diet còn được biết đến với tên gọi “Chế Độ Ăn của Người Thượng Cổ”, có lượng xơ và đạm rất cao, giúp bạn giảm cân mà không mất nhiều calories. Áp dụng chế độ dinh dưỡng của người thượng cổ cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải từ bỏ những thức ăn đóng hộp hoặc đã chế biến sẵn mà bạn dễ dàng tìm thấy ở siêu thị. Thay vào đó, bạn được khuyến khích nên ăn những thực phẩm trực tiếp từ thiên nhiên.
Có một số nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng một chế độ ăn Paleo có thể giúp giảm cân, làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện các yếu tố gây nguy cơ về bệnh tim mạch.
5. Chế độ ăn không chất đường bột
Chế độ ăn này bạn cần loại bỏ tất cả các chất bột đường ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày đây thường được gọi là chế độ ăn uống zero-carb, không ăn chất đường bột và chỉ ăn các loại thực phẩm từ động vật như: thịt, cá, trứng và mỡ động vật như bơ và mỡ heo.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh đây là chế độ ăn an toàn để duy trì lâu dài vì khi ăn với chế độ này cơ thể sẽ bị thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như vitamin C và chất xơ. Vì vậy nếu muốn chọn chế độ ăn này bạn cần cân nhắc kĩ về thực đơn ăn đồng thời nên bổ sung các viên uống dinh dưỡng để đảm bảo lượng dinh dưỡng đáp ứng cho cơ thể khoẻ mạnh.