1. Đừng quên khởi động
Việc khởi động luôn là tối quan trọng đối với người tập luyện thể thao nói chung và tập gym nói riêng. Quá trình này như là một bước chuyển tiếp cho cơ thể trạng thái hoạt động bình thường sang mật độ cao. Qua việc làm nóng cơ thể, các cơ và các khớp sẽ làm quen với mật độ và động tác nên hạn chế được những chấn thương.
2. Chú ý và cảm nhận bài tập
Các bạn không nên thực hiện các bài tập cơ chân quá nhanh và tăng trọng lượng lên lúc nào bạn muốn. Trước tiên, bạn nên tuân thủ những chỉ dẫn của HLV và có một lịch trình hợp lý. Sau đó, ở mỗi bài tập, mỗi động tác bạn nên tận hưởng nó, chú ý và cảm nhận trong từng nhịp thở một. Điều này sẽ giúp cho các toàn bộ cơ thể cùng cộng hưởng vào đội chân và giúp cho bài tập có hiệu quả cao.
3. Đi từng bước
Thực hiện các bài tập theo từng bước nhỏ tức là bạn nên có mật độ tập luyện hợp lý và tăng dần khối lượng của tạ. Đừng bao giờ nghĩ đến việc đốt cháy giai đoạn hay cố gắng tập ở mức tạ cao nhất có thể vì điều nay sẽ dẫn đến việc cơ không thể phát triển theo tự nhiên và có thể bị tổn thương. Chúng ta thực hiện đều đặn những động tác với khối lượng ta hợp lý và sẽ tăng dẩn khối lượng tạ lên theo một lịch trình hợp lý.
4. Giữ gìn đầu gối
Các khớp chân đặc biệt là đầu gối nên được lưu tâm trong các bài tập cơ chân. Khi khối lượng dồn lên hai chân quá lớn mà bạn lại không thực hiện đúng tư thế hay không chú ý đến sức chịu đựng của khớp gối thì sẽ rất nguy hiểm vì có thể dẫn đế chân thương dài hạn. Đặc biệt đầu gối là nơi tập trung rất nhiều dây chằng, khớp xương nên chúng ta nên thật chú ý và giữ gìn nó.
5. Trang bị giày
Việc trang bị một đôi giày rất có ích cho các bài tập chân. Một đôi giày tốt trước tiên là bảo vệ đôi chân bạn khỏi những nguy hiểm ẩn dưới sàn tập, giúp bạn có một sự nâng đỡ vững chắc sau nữa là giúp bạn không lo trượt chân trong tập luyện. Và hãy bảo quản giày của bạn thất tốt sau mỗi buổi tập và luôn chú ý đến độ ma sát của chúng.