1. Băng đô
Công dụng đặc trưng mà một miếng băng đô mang đến cho bạn là sự tươi trẻ, thấm rút mồ hôi và thêm nữa giúp mái tóc bạn gọn gàng, không che mắt.
2. Găng tay
Khi mới bắt đầu tập luyện hay đang vào chương trình tập nặng, chiếc bao tay sẽ luôn là người bạn đồng hành quan trọng với bạn. Đôi găng tay sẽ giúp cho tay bạn không bị chai sạn do ma sát lớn với thanh tạ và quan trọng hơn là giúp bạn không có cảm giác trơn tuột (nhất là đối với người mắc chứng phong thấp).
3. Đai lưng
Đặc biệt là với những người đang trong chương trình tập nặng. Vì khi nâng tạ nặng, người tập tạo sức ép bên trong bụng bằng cách giữ hơi và căng cơ bụng và cơ hoành, thắt lưng sẽ giúp tạo ra một môi trường ổn định hơn và làm giảm nguy cơ chấn thương.
4. Giày
Bạn nên chọn một đôi giày có một độ bám tốt để an toàn và vững chãi khi thực hiện các bài tập cho phần cơ chân. Những chấn thương về cổ chân và đầu gối sẽ đến nếu bạn có một tư thế đứng không đúng hay bị trượt chân trong lúc tập.
5. Khăn lông
Bạn hãy tưởng tượng mình nghĩ gì về một người đầm đìa mồ hôi và ngồi vào dụng cụ, máy tập. Một chiếc khăn lông có thể giúp bạn thấm mồ hôi để cơ thể luôn cảm thấy thoải mái và thoáng mát khi tập luyện. Hơn nữa, khăn lông còn có thể trở thành một dụng cụ để bạn thực hiện các động tác đơn giản.
6. Bình nước
Lượng nước mất đi trong quá trình tập luyện phải được bù đắp lại để cơ thể có thể tập luyện với năng suất cao nhất. Tuỳ vào mức độ tập luyện của bạn có thể mang theo bình nước với thể tích phù hợp. Và hãy nhớ rằng, việc cung cấp nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng.
7. Giỏ xách
Đương nhiên tất cả các vật dụng trên phải đựng gọi gàng trong một chiếc giỏ thể thao. Tất cả sẽ tạo nên sự chuyên nghiệp và hứng thú mỗi khi bạn đến phòng tập.