1. Động tác đẩy tạ đơn sau đầu
Động tác này bạn nên lưu ý vào khuỷu tay. Bạn nên khép sát cánh tay vào đầu, khuỷu tay mở 90 độ hướng về phía sau (như hình phải). Nếu như bạn không thực hiện đúng kỹ thuật, bạn sẽ dễ đưa khuỷu tay sang ngang, 2 khuỷu tay hướng vào nhau và làm sự tác động không được hoàn hảo đến phần tay sau của bạn.
2. Khom người kéo tạ
Động tác này đòi hỏi bạn phải luôn giữa lưng thẳng và tạo 1 góc gần như 90 độ với thân dưới. Việc giữa lưng thẳng sẽ giúp bạn có một tư thế thoải mái khi thực hiện và tránh những nguy cơ về cột sống, đau lưng. Thêm nữa, mắt bạn phải luôn hướng về phía trước chứ không nên chăm chăm vào tạ đơn.
3. Vung tạ ra phía sau
Vị trí của cánh tay sẽ được lưu ý trong động tác này. Nếu như bạn khép tay sát người (như hình trái) thì biên độ tập luyện của bạn sẽ rất hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện của bạn. Việc đưa cánh tay lên tạo với thân người 1 góc 30 độ và sau đó tập luyện sẽ là tư thế hoàn hảo nhất. Chính việc mở góc tập sẽ giúp tay bạn sẽ được đi theo 1 quỹ đạo rộng hơn.
4. Cuốn tạ
Bạn nên cô lập cánh tay thay vì vận động các nhóm cơ liên quan để cuốn tạ đơn lên. Ví dụ như hình trái, bạn phải dùng lực của vai, lưng và xoay người. Đây là tư thế thường thấy khi tập với tạ đơn quá nặng nhưng làm thế thì bạn sẽ không tập được cơ tay là mấy vì đã được các nhóm cơ khác hỗ trợ. Tư thế tốt nhất là bạn nên giữ cố định lưng thẳng, khép chặt cánh tay vào và chỉ cuốn tạ với cử động của khuỷu tay.