Tập thể dục là một việc làm rất cần thiết mà mẹ nên thường xuyên thực hiện cho con bởi vì trẻ sơ sinh thường dùng 11 đến 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày để ngủ nên khi thức dậy trẻ cần phải được vận động nhằm giúp cơ thể cứng cáp hơn.
Mẹ nên tập cho bé yêu vận động trong khoảng 1 giờ đồng hồ hàng ngày để con có thể thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời việc luyện tập còn giúp cho các cơ được liên kết chặt chẽ với não bộ từ đó nâng cao tầm kiểm soát của cơ thể giúp bé được khỏe mạnh và phát triển đều đặn hơn.
Dưới đây là các bài tập thể dục cực hữu ích rất tốt cho trẻ sơ sinh.
Bắt chéo tay trước ngực và xoay vòng
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ nên giúp bé thúc đẩy các nhóm cơ ở ngực và mở rộng vai bằng phương pháp thể dục bắt chéo hai tay trước ngực và xoay vòng. Trước tiên mẹ nên để tay bé dang rộng sang hai bên vai rồi từ từ bắt chéo 2 tay trước ngực, rồi đưa trở lại vị trí cũ một cách nhẹ nhàng và xoay đều hai bên thành những vòng tròn lớn.
Mẹ nên thực hiện động tác này khoảng 7-8 lần mỗi ngày nhằm tạo cho bé khả năng di chuyển nhanh hai vai và phát triển được toàn diện hơn hẳn. Tuy nhiên mẹ tuyệt đối không được thực hiện quá nhanh động tác này cho trẻ mà luôn phải chậm rãi để tạo được sự thoải mái và hưng phấn cho con.
Động tác đưa tay lên xuống
Đây là động tác giúp kích thích sự dẻo dai của bé. Trước hết mẹ nên để bé nẳm ngửa rồi nên nắm chặt tay bé một cách nhẹ nhàng sau đó đưa lên một khoảng nhất định và từ từ hạ xuống 2 bên thân người. Động tác này lên được lặp đi lặp lại trong khoảng 5 lần liên tiếp.
Một lưu ý nhỏ khi thực hiện động tác này là lúc nâng tay bé lên thì mẹ tuyệt đối đừng nâng cả người do các cơ bé còn đang yếu nên sẽ bị ảnh hưởng đôi chút đấy. Hãy để bé thực hiện động tác này một cách nhẹ nhàng nhất nhé.
Kết hợp các động tác tay
Không chỉ giúp bé được vận động tổng hợp các cơ một cách tốt nhất mà việc kết hợp các động tác tay với nhau còn thúc đẩy việc phát triển não bộ của bé. Thế nên mẹ nên đều đặn mỗi ngày cho trẻ thực hiện các bài tập phối hợp tay lên xuống xen kẽ khoảng 2-3 lần để con được phát triển toàn diện hơn. Đồng thời, trong quá trình tập thể dục, cha mẹ nên dừng khoảng vài giây ở mỗi động tác để con có thể quen dần hơn với các động tác.
Co duỗi chân và mở rộng hông
Để các cơ chân của trẻ được năng động và khỏe khoắn hơn thì mẹ nên kéo thẳng 2 bên chân rồi lần lượt đẩy lên hướng bụng, giữ nguyên vài giây giống như tư thế đang đạp xe để tăng khả năng vận động của cơ chậu, và phát triển cơ thể được đều đặn hơn.
Sau khi đã thực hiện động tác đạp xe cho bé, mẹ hãy để chân bé mở rộng sang 2 bên cả trên và dưới bụng nhằm giúp cơ trong và cơ đùi bé được đàn hồi và ngăn ngừa táo bón hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi tập luyện trẻ sẽ có những sự phản kháng nhẹ do không quen nên mẹ không cần bận tâm nhiều đâu nhé.
Kĩ năng hỗ trợ lật
Trước hết mẹ nên cho trẻ nằm ngửa hoặc sấp bụng. Sau đó hãy đứng sang một bên và thu hút sự chú ý của bé nhằm khuyến khích bé dùng sức để cố gắng nghiêng người sang. Hoặc mẹ có thể nắm nhẹ một bên tay bé và kéo nhẹ sang một bên để tạo lực cho bé trở mình.
Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không được kéo quá mạnh vì lúc này cơ thể bé vẫn còn đang yếu nên sẽ rất dễ làm tổn thương đến xương sống của trẻ. Hãy tập cho bé thói quen tập lẫy để trẻ có thể sở hữu được một thân hình khỏe mạnh và cân đối sau này.
Kĩ năng giữ thăng bằng
Mẹ nên để bé ngồi trên một quả bóng để tập cho con khả năng giữ thăng bằng một cách tốt nhất. Mẹ đừng nên giữ con quá chặt nếu không bé sẽ cảm thấy rất khó chịu. Bên cạnh đó, mẹ cần phải thả lỏng tay và di chuyển thật nhẹ nhàng chiều bóng giúp con hoạt động não bộ để tìm cách điều chỉnh cơ thể và tăng khả năng phản xạ.
Nếu thấy trẻ có phản ứng lúng túng và di chuyển nhẹ cơ thể thì có nghĩa là phương pháp này đang tạo được hiệu quả. Còn nếu trẻ sợ hãi và luôn cố bám lấy mẹ thì trước hết mẹ nên để con bình tĩnh lại rồi mới tiếp tục việc tập luyện nhé.
Chân chạm tai
Đây là một trong những động tác khó nên mẹ phải thật cẩn thận để giữ an toàn cho bé. Trước hết mẹ nên đưa chân trẻ nâng lên gần tai một cách từ từ và lặp lại trong vòng 3 – 4 phút. Động tác này sẽ giúp cho xương sống của con được dẻo dai và các cơ chân cũng được vận động tốt hơn. Ở những lần tập đầu, nếu trẻ không thể đưa chân lên quá cao thì mẹ tuyệt đối không được cố gắng kéo chân trẻ nếu không sẽ làm ảnh hưởng xấu đến các cơ đấy.
Bên cạnh việc tập luyện hàng ngày thì mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của bé sao cho thật phù hợp với cơ thể. Đồng thời trong suốt quá trình tập luyện, mẹ phải luôn tạo cho bé sự thoải mái và vui vẻ bằng cách trò chuyện để trẻ “hợp tác” tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bé luôn tỏ ra khó chịu khi vận động thì mẹ nên dừng việc tập luyện ở bé lại nhé.