Tuy nhiên, khi cơ thể mệt mỏi và trở bệnh, bạn có nên đi tập thể dục hay chạy bộ được nữa không? Đây là một câu hỏi mà có rất nhiều ý kiến trái chiều, vậy thì đâu ới là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi có nên chạy bộ khi bị cảm?
“Tôi có nên chạy bộ khi bị cảm không?”
1. Hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể phát hiện rất nhiều yếu tố như mầm bệnh, virus, ký sinh trùng để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Nó bao gồm một loạt các cấu trúc và quy trình khác nhau, bao gồm các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan, hoạt động để bảo vệ bạn khỏi những vi trùng và vi sinh vật nguy hiểm.
Chức năng của hệ thống miễn dịch bị tác động rất nhiều bởi stress. Những đợt căng thẳng (kéo dài từ vài phút đến vài giờ) có thể giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, những căng thẳng dài ngày hoặc thậm chí nhiều năm có thể có những tác động bất lợi cho sức khỏe. Cuộc sống sẽ phải chịu rất nhiều tác động dẫn đến căng thẳng, chẳng hạn như:
Căng thẳng từ hoạt động thể chất, như tập thể dục hoặc lao động thể chất
Căng thẳng từ tâm lý, như tài chính, trường học, công việc, mối quan hệ
Căng thẳng từ lối sống, như thuốc, dinh dưỡng kém và vệ sinh kém
Căng thẳng từ môi trường sống: như thời tiết khắc nghiệt, ô nhiễm
2. Chạy bộ hay tập thể dục có ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch không?
Chạy bộ hay tập thể dục là một loại căng thẳng về thể chất, và sự căng thẳng đó ảnh hưởng đến chứcnăng miễn dịch. Nhưng nó sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực?
Khi cơ thể khỏe mạnh, bạn dễ dàng thích ứng với sự căng thẳng. Trên thực tế, sự thích ứng này giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và khiến chúng ta mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn.
Và khi bị cảm thì sao, có nên chạy bộ khi bị cảm để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn?
Trong trường hợp này, khi bạn bị cảm, hệ miễn dịch đã bị chịu một sự căng thẳng kéo dài. Sự căng thẳng đến từ những buổi tập luyện chăm chỉ. Tập luyện về sức mạnh sức bền, tốc độ thì mỗi bài tập đều có cường độ cao hoặc chạy đường dài sẽ khiến bạn bị chấn thương và chịu căng thẳng kéo dài dẫn đến giảm chức năng hệ thống miễn dịch. Về bản chất, điều này có nghĩa là bạn đang không cho phép hệ thống miễn dịch thực hiện chức năng của mình, bạn tập luyện nhiều hơn và điều đó chỉ làm bạn ốm yếu hơn thôi.
3. Lắng nghe cơ thể
Bị cảm có nghĩa là bạn phải cam chịu nằm giường trong khi chân thì muốn chạy? Sự thật là điều đó không quá cần thiết.
Hãy suy nghĩ về mục đích chạy bộ. Bạn muốn chạy bộ mà không cần cố gắng sức sức quá nhiều,không đặt nặng sự căng thẳng trên cơ thể. Hay bạn muốn chạy bộ để theo đúng lộ trình tập luyện hếtcông suất cho những thử thách tiếp theo.
Nếu bạn nhiệt độ cơ thể ổn, không có dấu hiệu sốt hoặc đau nhức cơ thể, chạy thoải mái có thể tốt vàthậm chí là tác động tích cực lên hệ thống miễn dịch của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ hoạt động tronggiới hạn không quá mạnh để tạo ra căng thẳng ảnh hưởng tích cực đến hệ miễn dịch. Chuyển độngnhẹ nhàng bao gồm:
Foam Rolling
Yoga
Đi bộ
Easy Run
Nếu bạn cảm thấy thiếu sức, uể oải, bị sốt, tăng nhịp tim, nôn mửa, tiêu chảy, đau cơ và khớp thì hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Mất khoảng 10 ngày để dưỡng bệnh nên bạn không cần phải quá lo lắng về việc nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình hay khiến bạn béo phì lên nhé
4. Nguyên tắc chung
Quan sát các biểu hiện của bạn. Nếu bị cảm, tăng nhịp tim, mệt mỏi quá mức, nôn mửa, tiêu chảy, đau cơ và khớp hoặc ho, hãy chọn nghỉ ngơi.
Nếu các triệu chứng không quá nặng, hãy uống thuốc và chạy hoặc đi bộ nhẹ nhàng
Hãy kiên nhẫn
Nếu bạn chạy bộ dưới mức nhiệt độ cơ thể, nó phải là mục đích duy trì thói quen tập thể dục,không chạy vì mục đích tập luyện để tiến bộ. Chú trọng vào giấc ngủ và dinh dưỡng.
Tránh xa phòng tập thể dục.
5. Quay trở lại tập luyện
Sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi để dưỡng bệnh, bạn bắt đầu cảm thấy khỏe hơn và sẽ rất nôn nóng muốn ra ngoài chạy. Tâm lý bạn sẽ muốn tập luyện thật nhiều để bù đắp khoảng thời gian đã bị mất và lên lịch cho buổi tập luyện hết công suất. Đừng làm! Bạn có thể bực bội, nhưng cần tôn trọng sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Tốt nhất là chờ 24 giờ sau khi bạn cảm thấy sức khỏe hoàn toàn bình thường trở lại. Khi quay trở lại luyện tập, hãy nhẹ nhàng và đừng tập luyện quá căng thẳng vì hệ thống miễn dịch vẫn chưa hoàn toàn hoạt động tốt và điều đó sẽ làm bạn tái phát bệnh trở lại.
Lên lịch cho vài ngày đầu tiên của bạn dễ dàng, chạy ngắn
Cuối cùng, đừng nghĩ rằng mình là runner thì có thể đạp mưa đạp gió và không bao giờ bị bệnh. Chúng ta chạy bộ để cải thiện sức khỏe, cân bằng cuộc sống chứ không phải để lạm dụng và phá hoại nó. Đừng bao giờ coi thường bệnh tật, đánh đổi sức khỏe với thành tích. Nếu cảm thấy bản thân không ổn, hãy ngừng tập luyện và ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để nhanh lấy lại sức khỏe và đi chinh chiến tiếp.
Vậy là bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Tôi có nên chạy bộ khi bị cảm không?” rồi đó! Chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe, sung mãn chinh phục những thử thách tiếp theo!