1. Tạo thói quen
Có thể nói đây là một điều quan trọng. Tạo một thói quen tập luyện sẽ giúp bạn đảm bảo được tiến độ, thời gian cũng như nhanh chóng đạt hiệu quả cao. Đa phần các trường hợp từ bỏ hay đình trệ việc tập là do không xây dựng một nguyên tắ c và thói quen tập luyện cho bản thân. Hãy luôn quan niệm rằng, tập luyện là 1 phần không thể thiếu trong ngày của bạn và hãy luôn tập hết mình.
2. Tập phức hợp
Bạn hoàn toàn có thể tập luyện riêng cho từng nhóm cơ bắp thế nhưng nếu phức hợp các nhóm cơ liên quan để tăng gấp đôi hiệu quả. Ví như thay vì tập cơ tay sau riêng biệt với động tác đẩy thanh tạ sau đầu thì bạn có thể tập thêm cho cơ ngực bằng động tác chống đẩy. Tập phức hợp cho phép bạn nâng cao thể lực, tăng sức chịu đựng.
3. “Tận hưởng” từng động tác
Tận hưởng từng động tác hay nói chính xác hơn là từng lần tập. Bởi vì đấy là cách để cơ bắp được tập luyện một cách trọn vẹn, căng cơ và hiệu quả. Nếu quá lo nghĩ đến việc tập càng nhanh càng tốt, hay mong muốn nhanh chóng đạt hiệu quả bằng việc tập thật nhiều set, nhiều reps thì bạn đã quá sai lầm. Tập nhanh và nhiều sẽ khiến cơ bắp đối diện với 2 nguy cơ: kiệt sức và phát triển không cân đối.
4. Làm chủ khối lượng tạ
Tập nặng ngay từ giai đoạn đầu hoàn toàn không mang lại cho bạn những kết quả mà thậm chí là cả những hậu quả khôn lường. Đã có rất nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi những người tập thể hình không “tự lượng sức mình” khi cứ chọn cho mình mức tạ luôn cao hơn khả năng của mình. Những tai nạn bao gồm cả chấn thương không đáng có. Hãy luôn là một người tập luyện chuyên nghiệp, không đua theo những gymer khác và cảm nhận các động tác theo khả năng, theo phong cách của mình.
Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập cơ vai và bắp tay sau hiệu quả