Ung thư ngày càng gia tăng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới do nhiều nguyên nhân, trong đó có dinh dưỡng. Một số nhân tố gây ung thư đã được xác định có trong thực phẩm: aflatoxin, amin dị vòng, nitrosamin, các thành phần nhiều chất béo phân hủy ở nhiệt độ cao, các hydrocacbon thơm đa vòng… Vì thế, để phòng và điều trị bệnh ung thư cần chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Dưới đây là các thực phẩm cần hạn chế hoặc không nên dùng để phòng bệnh ung thư, theo sách Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng:
– Hạn chế thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao; không nên ăn các loại cháy, thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích…
– Không dùng thực phẩm bị hư hỏng, đặc biệt các loại hạt mốc.
– Hạn chế rượu, bia, thuốc lá…
– Ăn giảm muối.
– Các thực phẩm chứa nhiều axit béo như thịt nướng, thịt hun khói, món xào, rán, quay, các loại bánh như bánh chả…
– Các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội.
– Hạn chế uống nước chè ban đêm (nên uống nước chè ban ngày).
– Thực phẩm gây ung thư.
Một số chất gây ung thư có trong thực phẩm, đáng chú ý là các aflatoxin và nitrosamin. Aflatoxin là độc tố do mốc Aspergillus flavus tạo ra, gặp ở đậu phộng bị mốc và một số thực phẩm khác do điều kiện bảo quản không hợp lý sau thu hoạch. Aflatoxin là độc tố gây ung thư gan.
Một số các nitrosamin cũng là chất gây ung thư, hình thành ở ruột non do sự kết hợp giữa nitrit và các acid amin. Các nitrat thường có một lượng nhỏ trong thực phẩm. Một số người dùng nitrat và các nitrit để bảo quản thịt chống ô nhiễm clostridium. Vì vậy việc giám sát liều lượng trong các chất phụ gia này là rất cần thiết.
Phẩm màu thực phẩm và chất gây ngọt như cyclamate cũng có khả năng gây ung thư, do đó cần tuân thủ các quy định vệ sinh về phẩm màu, chất phụ gia.
– Dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.
– Các loại thức ăn bị nấm mốc như lạc mốc, đỗ đậu mốc, hạt bí, hạt dưa rang sẵn bị mốc…
– Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
6 loại thực phẩm chống ung thư