– Uống từng ngụm nhỏ:
Uống từng ngụm nhỏ hoặc vừa miệng, ngậm và nuốt từ từ. Không nên chỉ uống nước khi thấy khát, và cũng đừng uống ừng ực cho đã khát, như vậy sẽ khiến máu bị loãng, hạ huyết áp.
– Uống vừa đủ:
Hầu hết mọi người đều biết nên uống khoảng 8 cốc nước (tương đương 2 lít) mỗi ngày, lượng nước cung cấp cho cơ thể đủ độ ẩm, làm sạch ruột và dạ dày cũng như giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, đó chỉ là khuyến nghị chung, còn lượng nước thực tế một người cần uống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu…
Trong tập luyện, nếu bạn uống quá nhiều sẽ sinh ra tức bụng, cản trở trong việc vận động, hay đơn giản là khiến cho bạn vào WC nhiều hơn.
– Uống theo thời gian biểu: 6h30 – 7h, 8 – 9h, 11h, 13h, 15 – 16h, 17h, 22h
– Bạn không nên để quá khát mới uống, vì khi đó cơ thể đã mất nước quá nhiều không thể bù đắp kịp. Bạn nên uống từ 150 đến 200ml nước cho mỗi 15 đến 20 phút tập luyện.
– Nước uống tốt nhất là nước uống tinh khiết hay nước ép trái cây, có thể pha vào một ít vitamin hay một ít đường (không quá 25g/1lít nước).
– Cách pha loãng các dung dịch bù nước
Nước ép trái cây 1 phần nước ép trái cây cộng với 2 phần nước
Nước ngọt (như: soda, Coca Cola) 1 phần nước ngọt cộng với 2 phần nước
Nước ép từ rau (ví dụ: rau má…) 1 phần nước ép rau cộng với 1 phần nước
Các nước được gọi là “tăng lực” 1 phần pha loãng với 3-4 phần nước
Nhưng cách bổ sung muối và điện giải tốt nhất vẫn là chế độ ăn thích hợp gồm nhiều loại thực phẩm cung cấp sodium, potassium và các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, bạn hãy “quên đi các viên thuốc muối mà hãy uống nước và thật nhiều nước”.