Lợi ích của nhảy dây đối với sức khỏe
Cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết ápNhảy dây là bài tập cardio giúp kiểm soát nhịp tim, hỗ trợ lưu thông máu. Nhảy dây giúp gia tăng nhịp tim và tạo điều kiện cho phổi làm việc hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tim và phổi có vai trò quan trọng với sức khỏe toàn diện và tuổi thọ con người.
Nhảy dây 10 phút mỗi ngày giúp cơ thể bạn thích nghi với hoạt động thể chất, cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách hạ huyết áp, giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi. Khi đó, cơ tim không phải làm việc quá sức để đẩy máu đi khắp cơ thể một cách đều đặn.
Tác động đến cơ bắp toàn thân giúp giảm cân hiệu quả
Nhảy dây tác động đến toàn bộ cơ bắp trong cơ thể: Cơ bụng giúp thăng bằng, cơ chân để nhảy, vai và cánh tay điều khiển dây.
Ngoài ra, nhảy dây là bài tập cường độ cao, có tác dụng đến toàn thân, giúp bạn tiết kiệm thời gian luyện tập mà vẫn đạt được hiệu quả giảm cân. 10 phút nhảy dây có thể đốt cháy khoảng 70-110 calorie (tùy theo tốc độ nhảy và cân nặng của bạn).
Cải thiện kỹ năng vận động
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhảy dây giúp cải thiện thăng bằng và khả năng phối hợp cơ bắp của cơ thể, đặc biệt là kỹ năng vận động ở trẻ em. Đây là những yếu tố quan trọng trong quá trình vận động, giúp cơ thể có phản ứng nhanh nhạy, hạn chế vấp ngã. Bạn còn có thể thực hiện nhiều bài tập khác nhau với dây nhảy, giúp não bộ tập luyện để phối hợp nhuần nhuyễn với cơ bắp.
Giúp xương chắc khỏe
Việc tiếp xúc với mặt đất sau mỗi lần nhảy dây tác động lớn đến xương của bạn, khiến xương tự tái tạo cấu trúc để trở nên chắc khỏe hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhảy dây tăng cường mật độ khoáng chất trong xương. Nhờ đó, bạn có thể giảm nguy cơ chấn thương, gãy xương hoặc loãng xương khi về già.
Tăng tốc độ
Nhảy dây có thể coi là một dạng bài tập plyometric (bài tập về sức bật, nhiều động tác nhảy), đòi hỏi chân và tay phải hoạt động với tốc độ cao. Các bài tập plyometric thường được các vận động viên điền kinh sử dụng để luyện tập tốc độ.
Nhảy dây hàng ngày giúp bạn cải thiện tốc độ chạy đáng kể. Khi nhảy dây, các cơ bắp phải phát huy tối đa sức bật trong một khoảng thời gian ngắn, khiến thể chất và sức bền của bạn đều tăng lên.
Lưu ý khi nhảy dây Nhảy dây gây ra nhiều áp lực lên chân khi tiếp đất, có thể gây chấn thương khi phần thân dưới chưa thích ứng với lực này. Do đó, người mắc bệnh cơ xương khớp nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện bài tập nhảy dây.
Luôn khởi động trước khi nhảy dây và tăng cường độ tập dần dần để đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hơn.
Người mắc bệnh tim mạch, có vấn đề về hô hấp, phụ nữ có thai không nên nhảy dây.
Tăng tốc độ
Nhảy dây có thể coi là một dạng bài tập plyometric (bài tập về sức bật, nhiều động tác nhảy), đòi hỏi chân và tay phải hoạt động với tốc độ cao. Các bài tập plyometric thường được các vận động viên điền kinh sử dụng để luyện tập tốc độ.
Nhảy dây hàng ngày giúp bạn cải thiện tốc độ chạy đáng kể. Khi nhảy dây, các cơ bắp phải phát huy tối đa sức bật trong một khoảng thời gian ngắn, khiến thể chất và sức bền của bạn đều tăng lên.
Lưu ý khi nhảy dây Nhảy dây gây ra nhiều áp lực lên chân khi tiếp đất, có thể gây chấn thương khi phần thân dưới chưa thích ứng với lực này. Do đó, người mắc bệnh cơ xương khớp nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện bài tập nhảy dây.
Luôn khởi động trước khi nhảy dây và tăng cường độ tập dần dần để đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hơn.
Người mắc bệnh tim mạch, có vấn đề về hô hấp, phụ nữ có thai không nên nhảy dây.