1. Hại dạ dày:
Khi bạn mới ăn trưa xong, để tiêu hóa thức ăn máu cần dồn về dạ dày. Vì vậy, nếu bạn ngủ trưa ngay, hoạt động đẩy máu về dạ dày sẽ bị ngưng trệ, khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết, sinh sôi vi khuẩn tấn công dạ dày, gây khó tiêu, đầy bụng,…
2. Hại tim:
Dạ dày sẽ căng to sau khi ăn. Nếu bạn ngủ trưa ngay lúc này sẽ khiến dạ dày đè lên cơ hoành, khiến hoạt động của cơ tim bị chèn ép và cản trở. 3. Trào ngược axit:
Dạ dày bị thương tổn, không tiết đủ lượng axit để tiêu hóa thức ăn, giảm chức năng co bóp và tiêu hóa, dẫn đến tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
4. Viêm thực quản:
Trong quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn, axit sẽ được sản sinh. Nếu ngủ sau khi ăn triwa sẽ khiến cho cơ thắt thực quản dưới suy yếu, đóng mở bất thường tạo điều kiện cho axit trào ngược lên ống thực quản, gây viêm loét, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm như ung thư thực quản.
5. Tăng nguy cơ đột quỵ:
Theo nghiên cứu của trường Đại học Hy Lạp, đi ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Trong 500 người tham gia khảo sát, có 250 người từng đột quỵ và 250 người được chẩn đoán mắc phải hội chứng mạch vành cấp. Kết luận, những người có khoảng thời gian đi ngủ sau bữa ăn kéo dài có nguy cơ đột quỵ rất thấp.
Những điều cần nhớ để thay đổi tình trạng trên:
– Hạn chế thói quen làm làm nốt việc, làm việc riêng. Bởi sẽ làm hạn chế thời gian ăn và nghỉ trưa.
– Bữa trưa phải đảm bảo đủ chất, nên ưu tiên các loại rau xanh và thực phẩm dễ tiêu hóa.
– Ăn chậm nhai kỹ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
– Sau khi ăn trưa xong, nên nghỉ ngơi ít nhất 15 phút mới ngủ trưa.
– Sau khi ăn, nên đứng dậy, đi lại, vận động nhẹ nhàng để cải thiện và bảo vệ hệ tiêu hóa.