Chuyên gia dinh dưỡng Gu Chuanling nói rằng việc để cơ thể được đói đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mỡ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ, hạn chế viêm nhiễm.

Giảm liều lượng

Gu Chuanling phân tích có hai kiểu để cơ thể đói. Một là giảm dần dần lượng thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày, tương tự như việc bạn chỉ ăn no 70-80% thay vì ăn no căng bụng.

Viện Lão hóa Quốc gia (NIA) đã tiến hành một nghiên cứu với 218 người trẻ và trung niên có cân nặng bình thường hoặc thừa cân ở mức vừa phải. Họ được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Những người trong nhóm đầu tiên tiêu thụ năng lượng ít hơn 12% mỗi ngày. Nhóm còn lại ăn uống bình thường, không giảm số lượng theo thời gian. Sau hai năm, những người trong nhóm đầu tiên đã giảm được 10% trọng lượng cơ thể đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ cũng như cải thiện tình trạng viêm trong cơ thể.

Chế biến thực phẩm tối giản, hạn chế dầu mỡ cũng là cách để giảm tổng lượng calo nạp vào cơ thể qua mỗi bữa ăn.

Chuyên gia lý phải việc giảm lượng calo nạp vào còn thể hiện thông qua cách chế biến, tiết chế gia vị, dầu mỡ giúp món ăn không bị độn thêm quá nhiều calo.

Giảm thời gian ăn

Cách thứ hai để cơ thể được đói có phần hà khắc hơn, buộc cơ thể phải trải qua quãng thời gian đói lâu hơn, tương tự phương pháp nhịn ăn gián đoạn khá phổ biến thời gian gần đây. Nhịn ăn gián đoạn có nhiều phiên bản như nhịn 16 tiếng, ăn trong 8 tiếng, ăn-nhịn luân phiên ngày, ăn uống bình thường 5 ngày và 2 ngày cắt giảm calo… Tất cả những phiên bản này đều nhằm mục đích tạo điều kiện cho cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng và điều chỉnh lại các tổn thương bên trong.

Nhịn ăn gián đoạn buộc cơ thể phải chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng, nhờ đó đem lại hiệu quả giảm mỡ.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa vào năm 2021 còn cho thấy việc cắt giảm calo trong hai ngày xuống khoảng 500 calo có thể giúp ổn định mức insulin, hạn chế tình trạng kháng insulin, nhờ đó kiểm soát béo phì, tiểu đường hiệu quả hơn. Một số phiên bản khác của nhịn ăn gián đoạn còn được cho là giúp giảm cholesterol xấu, ổn định huyết áp.

Gu Chuanling cũng nhấn mạnh rằng cả hai cách nói trên về lý thuyết đều tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi áp dụng cần cân nhắc dựa trên thể trạng, đặc thù công việc… và lắng nghe sự thay đổi của cơ thể.

Theo Ngôi Sao

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link