Theo Healthshots, dùng nhiều dầu ăn không chắc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì nó còn tùy thuộc vào lượng chất béo xấu trong đó và cách sử dụng dầu.

Mặc dù có nhiều tác dụng phụ, dầu ăn vẫn rất cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Ảnh: Asianinspirations.

Dầu ăn chia thành nhiều loại từ dầu gốc động vật như mỡ lợn hay gốc thực vật gồm dầu olive nguyên chất, dầu hướng dương hoặc dầu mè. Mối quan tâm chính về dầu ăn là lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong nó.

Điều này có liên quan đến nguy cơ viêm nhiễm cao trong cơ thể và cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh do lối sống không lành mạnh như bệnh tiểu đường.

Dầu ăn có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền sức mạnh thần kinh và khớp. Ngoài ra, một số loại dầu ăn còn chứa axit béo omega-3 và axit béo không bão hòa đơn. Cả hai chất đều tốt cho sức khỏe tim mạch.

Do đó, chế độ ăn không có dầu ăn dường như không được khuyến khích. Thay vào đó, chúng ta cần biết cách lựa chọn dầu ăn an toàn cho sức khỏe.

Không chỉ dầu ăn mới gây ra bệnh tiểu đường

Nhiều người thường cho rằng dầu ăn dẫn đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, Healthshots cho biết nếu ăn dầu lành mạnh nhưng không duy trì thói quen tốt và bỏ qua vận động thể chất, họ có thể mắc bệnh tiểu đường.

Vì vậy, điều quan trọng là phải giáo dục và nâng cao nhận thức của mọi người về các loại dầu ăn khác nhau cùng thành phần của chúng.

Trên thực tế, bệnh tiểu đường có thể do các yếu tố khác gây ra như ăn nhiều thịt, ít hoạt động thể chất. Theo thống kê, dân số tiêu thụ thịt và chất béo bão hòa có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Vì thế, chúng ta không thể cho rằng chỉ có dầu ăn gây ra bệnh tiểu đường. Thay vào đó, chúng ta cần chú ý đến nguồn gốc của dầu ăn, cách sử dụng nó và các yếu tố rủi ro khác.

Bạn có thể hỏi ý kiến từ bác sĩ hay chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ loại dầu ăn nào để hiểu rõ hơn về thành phần của nó và tránh mắc bệnh.

Nhóm thực phẩm khác có thể dẫn đến bệnh tiểu đường

Mọi người cũng có thể mắc bệnh này do lựa chọn thực phẩm không lành mạnh. Gần đây, bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng và việc tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt hay khoai tây chiên trở nên thường xuyên hơn. Các nghiên cứu chỉ ra những loại thực phẩm này làm tăng 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các thực phẩm như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội có hàm lượng natri và nitrit cao. Ảnh: Shutterstock.

Dưới đây là những lý do khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa tăng cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Điều này do chất béo chuyển hóa làm tăng mức cholesterol, cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Hơn nữa, cả 2 loại chất béo này đều có lượng dầu cao, gây hại cho sức khỏe và tăng mức độ mắc bệnh. Để tránh điều này, bạn nên nấu và nướng bằng dầu olive hay dầu hạt cải cũng như thay đổi một số thói quen ăn uống để tránh chất béo chuyển hóa hoặc chất béo bão hòa.

Carbohydrate chế biến sẵn

Thực phẩm chứa carbohydrate chế biến sẵn là một trong những lý do chính làm tăng bệnh tiểu đường ở bất kỳ người nào. Thực phẩm chứa bột mì trắng, đường trắng và gạo trắng có thể gây ra bệnh tiểu đường. Và về lâu dài, chúng có khả năng dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài ra, trộn carbohydrate đã qua chế biến với dầu càng không tốt cho sức khỏe. Do đó, mọi người cần thận trọng với các loại carbohydrate đã qua chế biến.

Ăn thịt đỏ

Ăn thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Bạn nên cố gắng tránh các thực phẩm như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội vì chúng có hàm lượng natri và nitrit cao. Khi được trộn với dầu, chúng có thể trở thành nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.

Tóm lại, tiêu thụ nhiều dầu ăn không hẳn sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, trừ khi đó là loại dầu ăn không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lý do chính khiến một số người mắc bệnh này là lối sống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và kế hoạch ăn uống không đều đặn.

Nếu có kế hoạch ăn uống không lành mạnh hoặc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu dầu mỡ, bạn nên xem xét lại thói quen ăn uống của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng lại thói quen lành mạnh.

Theo Zing.vn

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link