2017-06-19 10:40:17
{"tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
{"huong-dan-tap-nhay-coc":"h\u01b0\u1edbng d\u1eabn t\u1eadp nh\u1ea3y c\u00f3c","nhay-coc":"nh\u1ea3y c\u00f3c","tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9uZXdzLzIwMTcvMDYvMTkvbGFtLXRoZS1uYW8tZGUtdGh1Yy1oaWVuLWRvbmctdGFjLWJhdC1jb2MtY2hvLWR1bmctY2FjaC0xMDQwMTcuanBn.webp

Làm thế nào để thực hiện động tác bật cóc cho đúng cách?

Nhảy cóc (frog jump) là động tác tập cơ chân cực kỳ tốt, nó tác động lên toàn bộ cơ chân, đùi, mông và bụng. Tuy nhiên, hầu hết các bạn đều bỏ qua phần hướng dẫn kỹ thuật và những lưu ý tối quan trọng mà Tapthehinh.net sẽ giới thiệu sau đây.

Điều đầu tiên, bạn phải đảm bảo rằng mình không có tiền sử bệnh xương khớp, đặc biệt là chấn thương khớp gối và cổ chân.

Thứ 2, bạn phải nắm vững kỹ thuật bài squat. Vì thực chất, bài bật cóc là phiên bản nâng cao của bài squat. Khi kết hợp bật nhảy với bài squat, bạn sẽ có bài bật cóc. Vì thế, nếu bạn chưa thành thạo bài squat thì sẽ khó mà thực hiện đúng được bài này.

x1

 

Và khi đã nắm vững bài squat, bạn đã nắm được 90% kỹ thuật của bài bật cóc. Tôi xin nhắc lại một số điểm lưu ý với bài squat: Khi hạ người xuống, gập gối, gập hông và đẩy mông về phía sau. Luôn giữ lưng ở tư thế cong tự nhiên. Đầu gối không vượt quá mũi chân. Khi đẩy người lên, lực phát động là từ gót chân không phải mũi bàn chân.

Khi thực hiện bài bật cóc, bạn cần nhớ thêm: Khi chuẩn bị bật nhảy, sử dụng chuyển động tay và hơi đẩy trọng tâm người về phía trước, dùng lực về phía nửa bàn chân trước (không phải các đầu ngón chân) để đẩy cơ thể lên cao và về phía trước. Khi tiếp đất, dùng mũi bàn chân chứ không phải gót chân. Nhưng ngay khi cả bàn chân chạm đất, cần chuyển về tư thế squat với trọng tập rơi vào gót chân.

x2

 

Lưu ý, luôn giữ lưng ở tư thế cong tự nhiên và đầu gối không vượt quá mũi chân


Trên đây là những kỹ thuật và lưu ý rất cơ bản khi tập bài bật cóc. Tất nhiên cũng như các bài luyện tập khác, bài bật cóc cũng có rất nhiều biến thể khác nhau. Và nếu bạn tình cờ xem được một cuộc thi bật cóc, bạn thấy các vận động viên họ bật hoàn toàn trên mũi chân. Điều đó là vì họ muốn đẩy nhanh tốc độ bật nhẩy, hơn nữa hệ cơ và khớp của học đã đủ khỏe để đảm bảo không (hoặc ít) dẫn đến chấn thương. Vì thế nếu bạn không luyện tập để thi đấu, hãy đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật cơ bản như ở trên.

Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập nhảy cóc thú vị

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn: “Luôn cháy hết mình, bền bỉ, quyết tâm, ý chí để nuôi dưỡng ước mơ hoài bão sẽ...

Đó là lời chia sẻ của ngôi sao võ thuật Út Nguyễn về thông điệp của bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood)...

Khoá huấn luyện Võ gậy: Khơi nguồn cảm hứng và mở rộng sắc màu đa văn hoá

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

IVS và WoMAU: Xây dựng môi trường thể thao tích cực, chất lượng cho học sinh

Sáng ngày 16/12/2023, trong khuôn khổ Tuần lễ giao lưu văn hoá võ thuật Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp hội Võ thuật Thế...

Liên hoan võ thuật 2023: Mới lạ và hấp dẫn!

Tối 15/12, tại sân khấu trước Nhà hát TP.HCM diễn ra Liên hoan Võ thuật TP.HCM 2023 với chủ đề "Kết...

Kiện toàn kế hoạch phát triển chuyên nghiệp, sâu rộng cho Lân sư rồng Việt Nam

Sáng ngày 03 tháng 12 năm 2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị BCH Liên...