2017-01-10 15:49:58
{"tu-van":"T\u01b0 v\u1ea5n"}
{"sai-lam-khi-tap-hit-xa":"sai l\u1ea7m khi t\u1eadp h\u00edt x\u00e0","tap-hit-xa":"t\u1eadp h\u00edt x\u00e0","tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9kYW5naHV5LzIwMTcvMDEvMTAvYWQzLTE1NDcuanBn.webp

tập hít xà đơn và cách khắc phục

Hít xà đơn là bài tập phổ biến, nhưng không hề đơn giản. Sau đây là những sai lầm dễ mắc phải và cách khắc phục để hoàn thiện kỹ thuật và đạt được hiệu quả tối đa của bài tập.

1. Dùng chân để tạo lực đẩy người lên

ad1

 

Khi hít xà đơn, bạn cần phối hợp sức mạnh của lưng trên, cơ xô, cánh tay, cốt lõi và khả năng bám chắc. Cơ xô yếu là một nhược điểm lớn đối với nhiều người, dẫn đến xu hướng “ăn gian” bằng cách giật mạnh chân để tạo lực đẩy thân người lên.

Điều này thoạt nhìn tương tự như bạn đang hít xà, nhưng thực tế là bạn đang lãng phí cơ hội phát triển sức mạnh toàn diện của cơ thể và các nhóm cơ. Vì vậy, nếu chân bạn đung đưa, bạn cần phải dồn lực lên khu vực cốt lõi (core).

2. Khuỷu tay sai vị trí

ad2

 

Trong động tác hít xà đơn (lưu ý là khác với hít xà đơn ngửa tay – chin up), khi kéo người lên, khuỷu tay cần được đẩy xuống và hướng về sau như thể là bạn đang cố gắng để “đặt khuỷu tay vào túi sau”.


ad3

 

Khi bạn hít lên, hai khuỷu tay quá gần nhau hoặc khuỷu tay ở ngay phía trước ngực sẽ khiến bạn phải sử dụng cơ tay trước nhiều hơn (điều này có thể là ổn nếu bạn có dự định như vậy).

3. Quá nóng vội khi mới bắt đầu

Hít xà đơn là một bài tập tuyệt vời để nâng cao sức mạnh tổng thể, nhưng nó thật sự không hề dễ dàng. Nếu bạn mới bắt đầu tập luyện, hãy kiên nhẫn và tiến từng bước nhỏ. Trước tiên, bạn cần rèn luyện khả năng bám chặt nhờ nâng tạ đơn và tạ đòn, sức mạnh của cơ xô và cơ tay trước.

4. Xoay vai vào trong

ad4

 

Một trong những mục tiêu chính khi hít xà đơn là dồn lực lên cơ xô càng nhiều càng tốt. Khi bạn xoay vai vào trong và nhún lên theo chuyển động của nửa trên cơ thể, tất cả những gì bạn đang làm đặt áp lực lên vai và các cơ không cần thiết, trong khi đó lại giảm thiểu tác động lên cơ xô.

Để khắc phục điều này, ngay từ vị trí bắt đầu, bạn nên chủ động hạ vai xuống và hướng ra sau (giữ nguyên như vậy trong suốt động tác) và sau đó kéo người lên với sự hỗ trợ của ngực. Khi thực hiện động tác như vậy, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện lực đáng kể lên cơ xô.

5. Không quan tâm đến nhịp thở

Khi lên xà là lúc lồng ngực giãn ra, bạn cần hít vào. Khi xuống, tay thả từ từ, lồng ngực và cơ hoành co lại, bạn cần thở ra. Bên cạnh đó, bạn nên giữ nhịp thở sâu chậm và đều để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Không thực hiện đầy đủ chuyển động

ad5

 

Bạn cố gắng đừng thực hiện động tác nửa vời, như hạ người xuống không đủ thấp hay nâng người lên chưa đủ cao. Việc thực hiện đầy đủ một loạt các chuyển động bắt đầu từ khi treo người lên cho đến khi cằm của bạn hơi cao hơn thanh xà sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện các nhóm cơ mục tiêu và đạt được hiệu quả tối đa của bài tập.

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn: “Luôn cháy hết mình, bền bỉ, quyết tâm, ý chí để nuôi dưỡng ước mơ hoài bão sẽ...

Đó là lời chia sẻ của ngôi sao võ thuật Út Nguyễn về thông điệp của bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood)...

Khoá huấn luyện Võ gậy: Khơi nguồn cảm hứng và mở rộng sắc màu đa văn hoá

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

IVS và WoMAU: Xây dựng môi trường thể thao tích cực, chất lượng cho học sinh

Sáng ngày 16/12/2023, trong khuôn khổ Tuần lễ giao lưu văn hoá võ thuật Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp hội Võ thuật Thế...

Liên hoan võ thuật 2023: Mới lạ và hấp dẫn!

Tối 15/12, tại sân khấu trước Nhà hát TP.HCM diễn ra Liên hoan Võ thuật TP.HCM 2023 với chủ đề "Kết...

Kiện toàn kế hoạch phát triển chuyên nghiệp, sâu rộng cho Lân sư rồng Việt Nam

Sáng ngày 03 tháng 12 năm 2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị BCH Liên...