2016-03-29 10:04:44
{"tu-van":"T\u01b0 v\u1ea5n"}
{"co-chan":"c\u01a1 ch\u00e2n","dau-khop-co-chan":"\u0111au kh\u1edbp c\u1ed5 ch\u00e2n"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9mMS8yMDE2LzAzLzI5L2RhdS1raG9wLWNvLWNoYW4tY2hvLW5lbi14ZW0tdGh1b25nLTMuanBn.webp

Đau khớp cổ chân: Chớ nên xem thường

[letsop_shortcode_excerpt_default_puRLzD]Đau khớp cổ chân nếu không được quan tâm sớm và điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, gây đau nhức dữ dội, gặp nhiều khó khăn trong đi lại và chạy nhảy, lâu dần hạn chế vận động, thậm chí có nguy cơ tàn phế.[/letsop_shortcode_excerpt_default_puRLzD]

TẬP CƠ CHÂN SĂN CHẮC TẠI NHÀ NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? 1 NGÀY TẬP LUYỆN GIỮ GÌN EO THON CỦA PHƯƠNG TRINH JOLIE

Đau nhức khớp cổ chân là hiện tượng xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở những người trung niên, cao tuổi. Cơn đau gây khó chịu ở mắt cá chân dần dần tiến triển xấu hơn làm hạn chế các chuyển động, đi lại khập khiễng, nặng hơn khiến cho người bệnh không thể tự đi lại mà phải nhờ sự hỗ trợ của người thân hay phải dùng xe lăn.

1. Nguyên nhân gây đau nhức khớp cổ chân


Hiện tượng đau khớp cổ chân trái hay nhức khớp cổ chân phải có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Những người mắc bệnh gút, đau thần kinh tọa hoặc nhiễm trùng khớp dễ dàng cảm nhận các cơn đau nhức nơi cổ chân của mình. Hiện tượng đau nhức này cũng được gây ra bởi một chấn thương nào đó dẫn đến bong gân khiến cho phần cổ chân bị sưng tím, kèm theo hiện tượng đau nhức âm ỉ kéo dài trong vài tuần thậm chí vài tháng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa và phổ biến nhất là bệnh lý thoái hóa khớp cổ chân.

Bệnh xảy ra do sự mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn khớp và xương dưới sụn ở cổ chân. Khi tuổi càng cao, xương khớp cũng bắt đầu bị thoái hóa theo tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Hơn nữa, tổng thời gian đi lại quá nhiều, đồng nghĩa với sự tác động nhiều vào sụn khớp và xương dưới sụn khiến cho cả hai bị biến đổi cấu trúc, mất đi đặc tính bảo vệ, chống sốc cho xương từ đó gây bệnh đau khớp cổ chân.

2. Hậu quả của đau nhức khớp cổ chân do thoái hóa khớp

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, có hiện tượng sưng đỏ và khi ấn vào mắt cá chân, vùng xung quanh khớp cổ chân sẽ cảm thấy đau, nhất là khi cử động, di chuyển sẽ thấy đau nhiều hơn. Mức độ đau tăng dần  từ nhẹ đến nặng, tăng  khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Sở dĩ người bệnh cảm thấy khó chịu, đau khớp cổ chân mỗi khi đi đứng, chạy nhảy là khi sụn khớp bị thoái hóa, hai đầu xương không còn được bảo vệ sẽ cọ sát vào nhau gây đau đớn khi cử động.

Đồng thời do sự tổn thương của xương dưới sụn hậu quả có thể hình thành các gai xương, các gai này sẽ va chạm với vào đầu xương còn lại hoặc chèn ép rễ dây thần kinh gây đau nhức. Các cơn đau này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, hạn chế hoạt động của khớp cổ chân như đi lại, chạy nhảy và nếu kéo dài thời gian có thể gây teo cơ, làm biến dạng xương khớp, người bệnh mất dần khả năng  vận động, gây tàn phế.

3. Lời khuyên của chuyên gia

Để giảm đau khớp cổ chân, ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp tiến triển, người bệnh cần chủ động chăm sóc và bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn ngay từ sớm bằng các sản phẩm có dưỡng chất chuyên biệt như tinh chất PEPTAN. Đây là một loại peptide cao cấp chứa nhiều acid amin quý với độ tinh chiết cao, được chứng minh về tác dụng tăng cường tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, từ đó giúp giảm đau, cải thiện vận động khớp, hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên duy trì chế độ luyện tập nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội cũng được các chuyên gia khuyến cáo. Người có tuổi cũng nên cẩn trọng mỗi khi đi lại, tránh vấp ngã và không nên mang vác nặng để giảm áp lực lên khớp cổ chân. Ngoài ra, người bệnh cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như ăn nhiều cá, rau, củ, quả, đậu đỗ, bổ sung các chất dinh dưỡng giàu vitamin A, B, C, E, D, uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày) và duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao.

Có thể bạn quan tâm: 5 động tác giúp cải thiện đau khớp cổ chân

Theo VoThuat.vn

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn: “Luôn cháy hết mình, bền bỉ, quyết tâm, ý chí để nuôi dưỡng ước mơ hoài bão sẽ...

Đó là lời chia sẻ của ngôi sao võ thuật Út Nguyễn về thông điệp của bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood)...

Khoá huấn luyện Võ gậy: Khơi nguồn cảm hứng và mở rộng sắc màu đa văn hoá

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

IVS và WoMAU: Xây dựng môi trường thể thao tích cực, chất lượng cho học sinh

Sáng ngày 16/12/2023, trong khuôn khổ Tuần lễ giao lưu văn hoá võ thuật Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp hội Võ thuật Thế...

Liên hoan võ thuật 2023: Mới lạ và hấp dẫn!

Tối 15/12, tại sân khấu trước Nhà hát TP.HCM diễn ra Liên hoan Võ thuật TP.HCM 2023 với chủ đề "Kết...

Kiện toàn kế hoạch phát triển chuyên nghiệp, sâu rộng cho Lân sư rồng Việt Nam

Sáng ngày 03 tháng 12 năm 2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị BCH Liên...