2017-05-17 10:06:28
{"tu-van":"T\u01b0 v\u1ea5n"}
{"tap-co-tay":"t\u1eadp c\u01a1 tay","tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
https://tapthehinh.net/app/uploads/files/danghuy/2017/05/17/fe4-1004.jpg

5 sai lầm khiến cơ tay không phát triển bạn không ngờ tới

Tập luyện chăm chỉ mà kích thước cơ tay của bạn vẫn chưa cải thiện nhiều? Rất có thể bạn đã mắc phải một trong 2 sai lầm phổ biến mà tapthehinh.net sẽ đề cập ngay sau đây!

 1. Lòng tự trọng quá cao

fe1

 

Bạn dễ dàng bị kích động bởi những lời thách thức hay luôn muốn hơn người khác và cố gắng tăng mức tạ lên cao nhất có thể và quên rằng cơ tay của bạn chưa đủ sức để thực hiện. Điều này xuất phát từ tâm lý của người tập và có thể thay đổi được. Đừng quá đề cao tự trọng mà hãy cứ tập luyện theo khả năng của bản thân và sau đó từ từ nâng mức tạ lên từng bước.

2. Thiếu kinh nghiệm

fe2

 

Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều sai lầm trong tập cơ tay. Đặc biệt là trong bài tập cuốn tạ tay. Sai lầm thường gặp nhất là việc bạn không cố định vai và khuỷu tay để sức nặng của thanh tạ tác động toàn diện vào cơ tay của bạn. Để khắc phục những sai lầm không đáng có này bạn nên tập dưới sự hướng dẫn của HLV, chuyên gia hay một người tập dày dặn kinh nghiệm. Thực hiện đúng tư thế, vừa sức sẽ giúp bạn phát triển kích thước cơ tay hiệu quả.

3. Nghiêng lưng


fe3

 

Thường những người tập cơ tay thường dùng lưng để cộng hưởng cùng cơ tay để nâng cây tạ lên. Điều này rất có hại cho lưng và lại không có tác dụng đến cơ tay. Đầu tiên, hãy ngồi (đứng) thật thoải mái, lưng thẳng không nghiên trước sau và thực hiện động tác.

4. Vai và cùi chỏ không cố định

Cùng với lưng, nhiều người cũng dùng vai và cùi chỏ để đẩy tạ lên cao. Việc lắc vai và cùi chỏ sẽ dẫn đến việc các khớp xương phải chịu đựng khối lượng tạ nên cơ tay hoàn toàn không hoạt động hết năng suất của mình.

5. Vung cẳng tay quá xa

fe4

 

Sau động tác đưa tạ lên cao, nhiều trường hợp lại hạ xuống quá xa. Và như thế thì các cơ không được nghỉ ngơi mà phải tiếp tục hoạt động để giữ tạ khỏi rơi xuống.

Lời khuyên cho bạn: Phải đảm bảo tư thế đúng và mức tạ hợp lý để thực hiện bài tập cơ tay này. Hãy đặt lưng thẳng suốt quá trình luyện tập, hai cùi chỏ ép sát vào người, vai cố định và vung cẳng tay một góc khoảng 90 độ. Thêm nữa chúng ta nên kết hợp với hơi thở, tức là khi kéo tạ lên hít vào và khi thả tạ xuống thì thở ra.

Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập cơ tay hiệu quả

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch miền Trung – Tây Nguyên: Đẩy mạnh và phát triển phong trào tập luyện môn võ Vovinam trong cộng đồng

Tối 25/8, tại Nhà thi đấu Lê Trung Kiên (thành phố Tuy Hòa), Sở VH-TT tỉnh Phú Yên phối hợp...

LEAD: WBA Asia Tournament – Khi Việt Nam hoà vào nhịp chuyển động của Quyền Anh thế giới

Được tổ chức nằm trong khuôn khổ Hội nghị Quyền Anh Thế giới khu vực châu Á 2024 diễn ra tại...

Các VĐV tham dự Olympic và Paralympic nhận lời động viên của Đại sứ Pháp và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam

Tối ngày 15/7, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm mừng Quốc khánh...

Hiền Ngô khoe nhan sắc rạng rỡ khi làm khách mời chương trình đồng hành cùng EURO 2024

EURO 2024 đang đi về cuối chặng đường. Tuy nhiên, câu chuyện " ăn bóng đá , ngủ bóng đá " có lẽ vẫn...

Thuê PT, đi tập 6 buổi/tuần để kịp ‘độ body’ đón hè

Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều người đầu tư tới phòng gym, thay đổi chế độ ăn uống để có hình thể...