2015-09-26 21:06:56
{"tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
{"chan":"ch\u00e2n","chan-thuong":"ch\u1ea5n th\u01b0\u01a1ng","co-co-chan":"c\u01a1 c\u1ed5 ch\u00e2n"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9mMS8yMDE1LzA5LzI2L25odW5nLWNoYW4tdGh1b25nLWxpZW4tcXVhbi1kZW4tY28tY28tY2hhbi1jdW5nLTEuanBn.webp

Những chấn thương liên quan đến cơ cổ chân cứng

Cổ chân được cấu tạo từ 2 nhóm cơ chính là cơ gấp lòng bàn chân và cơ gấp lưng bàn chân

[letsop_shortcode_excerpt_default_QnexTG]Cổ chân được cấu tạo từ 2 nhóm cơ chính là cơ gấp lòng bàn chân và cơ gấp lưng bàn chân.[/letsop_shortcode_excerpt_default_QnexTG]

Leg Muscles

– Khi cơ gấp lòng bàn chân co lại, mũi chân sẽ di chuyển ra xa phía cơ thể. Khi đang ở trạng thái đứng, chuyển động này tương đương với việc nhón gót và đứng trên mũi chân.

– Khi cơ gấp lưng bàn chân co lại, mũi chân sẽ di chuyển về phía cơ thể. Khi ở trạng thái đứng, chuyển động này tương đương với việc nhấc mũi chân lên và đứng trên gót chân.

Cơ gấp lòng bàn chân (Plantar Flexion) lại bao gồm một số nhóm cơ khác sau:


– Cơ bụng chân (Gastrocnemius) – Cơ dép (Soleus) – Cơ gan chân (Plantaris) – Cơ chày sau (Tibialis posterior) – Cơ gấp các ngón chân dài (Flexor digitorium longus) – Cơ gấp ngón chân cái (Flexor hallucis posterior)

Cơ gấp lưng bàn chân (Dorsal Flexion) bao gồm một số nhóm cơ sau:

– Cơ chày trước (Tibialis anterior) – Cơ duỗi các ngón chân dài (Extension digitorum longus) – Cơ duỗi ngón chân cái dài (Extensor hallucis longus) – Cơ mác dài (Peroneus tertius)lowsquats

Khi phân tích bài Squat hoặc bài ngồi đạp tạ chân trên máy ta sẽ thấy một số điểm như sau:

– Tại nhịp hạ người (tạ xuống), cổ chân sẽ phải di chuyển một khoảng đáng kể. Nếu cơ cổ chân cứng, sẽ rất khó để thực hiện được một bài Full Squat, tức là ngồi thấp xuống hết mức có thể.

– Khi cổ chân cứng, cơ hông phải làm việc nhiều hơn, áp lực tác động lên khớp gối cũng nhiều hơn và gót chân có xu hướng nhấc lên khỏi mặt đất.

Vì vậy, nếu bạn là người có cổ chân cứng nhưng vẫn không muốn bỏ qua các bài tập chân tuyệt vời, hãy lưu ý một số điểm sau:

– Với bài Squat: Hãy đứng rộng hơn, đặt gót chân lên bục có độ dày khoảng 3 cm hoặc lên một đĩa tạ. – Với bài Leg Press, ngồi đạp tạ chân trên máy: Đặt chân ở vị trí cao hơn bình thường. – Hạ xuống đến mức vừa phải sao cho gót chân không bị kiễng lên.

  1. Kiểm tra độ cứng của cổ chân bằng cách co gối và nâng mũi chân lên

Chuẩn bị: 

Đặt một chân lên bục cao sao cho đùi và cẳng chân vuông góc, cẳng chân vuông góc với mặt đất.

Thực hiện: 

Giữ đùi, cẳng chân và gót chân cố định, đưa mũi chân lên cao nhất có thể. Nếu bàn chân tạo với mặt đất một góc ≤ 300 thì cổ chân bạn thuộc dạng cứng. Cần phải tập các bài bổ trợ để tăng độ gấp duỗi của cổ chân.

2. Cải thiện độ gấp duỗi cổ chân

Hãy thường xuyên tập các bài giãn cơ cho bắp chuối với các góc độ khác nhau như trong video dưới đây:

Tập các bài biệt lập cho bắp chuối như đứng nhún chân, ngồi ghế nhún tạ, nhún tạ trên máy tạ chân…

Thành Luân/TTVN

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn: “Luôn cháy hết mình, bền bỉ, quyết tâm, ý chí để nuôi dưỡng ước mơ hoài bão sẽ...

Đó là lời chia sẻ của ngôi sao võ thuật Út Nguyễn về thông điệp của bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood)...

Khoá huấn luyện Võ gậy: Khơi nguồn cảm hứng và mở rộng sắc màu đa văn hoá

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

IVS và WoMAU: Xây dựng môi trường thể thao tích cực, chất lượng cho học sinh

Sáng ngày 16/12/2023, trong khuôn khổ Tuần lễ giao lưu văn hoá võ thuật Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp hội Võ thuật Thế...

Liên hoan võ thuật 2023: Mới lạ và hấp dẫn!

Tối 15/12, tại sân khấu trước Nhà hát TP.HCM diễn ra Liên hoan Võ thuật TP.HCM 2023 với chủ đề "Kết...

Kiện toàn kế hoạch phát triển chuyên nghiệp, sâu rộng cho Lân sư rồng Việt Nam

Sáng ngày 03 tháng 12 năm 2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị BCH Liên...